Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Phần Thực Hiện Tiêu Chí Môi Trường

Góp Phần Thực Hiện Tiêu Chí Môi Trường
Ngày đăng: 30/07/2014

Hội Nông dân (HND) xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) là một trong những điển hình của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.           

Ông Nguyễn Trọng Tốt, Chủ tịch HND xã Tam Quan Nam, cho biết: Để góp phần cùng với các tổ chức đoàn thể thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, Hội đã xác định công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức BVMT cho cán bộ, HVND phải đi trước một bước.

Hội còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của bà con trước thực trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt để xây dựng các kế hoạch tuyên truyền vận động phù hợp.

Bắt đầu từ năm 2011, HND xã đã phát động triển khai xây dựng mô hình “Nông dân xã Tam Quan Nam chung tay BVMT” tại thôn Trung Hóa.

Vận động HVND đóng góp tiền, ngày công mua vật liệu đúc 20 bi bê tông đựng rác thải đặt tại cánh đồng của thôn để thu gom các chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hạn chế được việc vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV tùy tiện, bừa bãi. Năm 2012, Hội tiếp tục nhân rộng mô hình này ra 6 thôn còn lại.

Đến nay, trên khắp cánh đồng của xã đã được bố trí 160 bi chứa rác với tổng kinh phí xây dựng gần 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách xã, HND huyện, và HVND trong xã đóng góp.

Cùng với việc vận động xây dựng bi rác trên đồng ruộng, Hội phát động toàn thể cán bộ hội và gia đình hội viên gương mẫu xây dựng mỗi hộ 1 hố rác kiên cố; đến cuối năm 2013 toàn xã đã có 90% hộ có hố rác gia đình. Hội còn phát động và phân công 7 chi hội nông dân tại các thôn đảm nhận quản lý 1 tuyến đường tự quản về vệ sinh môi trường.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, được Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn chuyển giao mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, Hội đã vận động 10 hộ tham gia. Qua gần một năm thực hiện đã hạn chế được tình trạng này. 

Ngoài ra, HND xã còn phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể địa phương vận động HVND tự nguyện hiến 21.886 m2 đất, tham gia 3.202 ngày công, đóng góp 3,5 tỉ đồng để mở rộng mặt bằng và bê tông hóa 13,5 km đường giao thông liên thôn; xây dựng 2,5 km kênh mương; xây dựng 4 nhà văn hóa thôn; mở rộng, cứng hóa 2,8 km đường nội đồng. Đây chính là động lực mạnh mẽ, tạo nền tảng giúp địa phương sớm thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.


Có thể bạn quan tâm

Cá Chình Đang Hấp Dẫn Người Nuôi Cá Chình Đang Hấp Dẫn Người Nuôi

Vùng đầu nguồn An Giang, là nơi nuôi cá chình trong lồng bè lớn nhất tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu. Lợi thế của cá chình là sống khỏe, giá trị thương phẩm cao, ít bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loại cá có thịt ngon, ngọt nên giá hiện nay trên thị trường đang ở mức khá cao.

19/09/2014
Quảng Bình Chuyển Đổi Nuôi Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Trên Ao Nuôi Tôm Kém Hiệu Quả Quảng Bình Chuyển Đổi Nuôi Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Trên Ao Nuôi Tôm Kém Hiệu Quả

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế dịch bệnh trên ao nuôi tôm kém hiệu quả, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình Nuôi cá chim vây vàng tại hồ nuôi ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (thị trấn Ba Đồn). Sau hơn 4 tháng nuôi, mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu.

19/09/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Mới Mô Hình Chăn Nuôi Mới

Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ở Tân Châu ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và môi trường trên địa bàn dân cư được cải thiện tốt hơn.

19/09/2014
Giá Bán Ca Cao Liên Tục Tăng Giá Bán Ca Cao Liên Tục Tăng

Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.

19/09/2014
Nuôi Tôm Gặp Khó Vì Dịch Bệnh Nuôi Tôm Gặp Khó Vì Dịch Bệnh

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.

20/09/2014