Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Gió Thành Bão

Góp Gió Thành Bão
Ngày đăng: 22/06/2012

“Đoàn kết là thắng” - đó là bài học của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng (xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) thấu hiểu từ thời còn đi học và nó đã đi theo anh suốt thời chiến lẫn thời bình.

Năm 2006, thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng xuất ngũ về quê hương. Cuối năm 2007, anh cùng nhiều hội viên khác thành lập tổ hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. "Thời gian đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật... mấy anh em vừa làm vừa dò dẫm"- anh Hùng nhớ lại. Sau một thời gian nuôi gà lỡ bán cho các hộ trong xã, anh chuyển qua kinh doanh gà thịt, gà đẻ trứng. Liên tục trong 2 năm 2008-2009, anh thắng đậm. Trang trại của anh xuất bán được gần 20 tấn thịt và hàng triệu quả trứng cung ứng cho các siêu thị lớn tại TP. Thái Nguyên.

Cùng với nuôi gà, anh còn đào hơn 1.000m2 ao để thả cá, nuôi ba ba và các con đặc sản. Đến nay, gia đình anh đã xây dựng được cơ ngơi bền vững. Bình quân mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu về gần 300 triệu đồng. Hỏi bí quyết, anh Hùng chia sẻ: "Trước hết, phải có ý chí, quyết tâm và kiến thức. Ông bà ta đã dạy “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Muốn làm ăn lớn phải kêu gọi anh em hợp tác". Cũng với suy nghĩ đó mà hàng chục hộ có trang trại chăn nuôi ở xóm Trại Mới đã làm ăn khấm khá. "Gia đình giàu, tổ chức hội mạnh - đó là mục tiêu mà hội viên ND xã Thượng Bình hướng tới" - anh Hùng cho hay.

Không chỉ sản xuất giỏi, anh còn hết lòng với công việc của thôn, xã. Ngoài giúp hội viên làm kinh tế, anh còn là một tuyên truyền viên, Chi hội trưởng cựu chiến binh luôn nhiệt tình tham gia công tác từ thiện, các hoạt động xã hội. "Nhờ có anh Hùng hướng dẫn, tôi đã chăn nuôi thành công, thoát nghèo rồi. Anh Hùng còn hỗ trợ vốn, liên hệ cho hội viên chúng tôi đi một số nơi học hỏi kinh nghiệm làm ăn" - anh Nguyễn Quang Thân ở xóm Trại Mới cho hay. Cùng với anh Thân, 7 hộ nghèo khác trong xóm Trại Mới được anh Hùng tư vấn cách làm ăn, hỗ trợ vốn... nay đã thoát nghèo.

Nhiều năm liền, anh Hùng đã được UBND huyện Phú Bình, UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen về thành tích sản xuất - kinh doanh giỏi. Anh cho biết, tới đây sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng thêm cây ăn quả đặc sản theo hướng trang trại vườn - ao - chuồng.

Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Huyện Cao Lãnh Chăm Sóc Xoài Phục Vụ Tết Nhà Vườn Huyện Cao Lãnh Chăm Sóc Xoài Phục Vụ Tết

Nếu thời tiết thuận lợi, gia đình anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 - 5tấn xoài, nếu giá bán bình quân trong dịp tết từ 25 - 30 ngàn đồng/kg đối với xoài Cát Chu; từ 75 - 80 ngàn đồng/kg xoài cát Hòa Lộc thì gia đình anh thu nhập khoảng trên 40 triệu đồng.

24/12/2013
Ươm Cây Con Cho Vụ Mùa Mới Ươm Cây Con Cho Vụ Mùa Mới

Mỗi năm, khi nước lũ rút dần, những bãi bồi ven sông, kênh lại được phủ thêm lớp phù sa màu mỡ. Đó cũng là lúc nghề ươm cây con khởi động. Cây con được cung ứng cho các nhà vườn với đủ chủng loại, không chỉ quan trọng về số lượng mà còn quyết định chất lượng của “những mùa vàng” vào dịp cuối năm.

29/11/2013
Vụ Trái Cây Tết Kém Vui Vụ Trái Cây Tết Kém Vui

Nhiều nhà vườn làm trái cây bán tết dịp này buồn nhiều hơn vui. Vì năm nay thời tiết bất thường, đa số các vườn chọn cách xử lý cây cho trái bán dịp Tết Nguyên đán đều không thành công.

24/12/2013
Nông Dân Lao Đao Vì Giá Mía Đầu Vụ Quá Thấp Nông Dân Lao Đao Vì Giá Mía Đầu Vụ Quá Thấp

15 công mía của gia đình bà Bùi Thị Trắng, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ đã đến ngày thu hoạch nhưng khi thương lái vào mua chỉ trả 650 đồng/kg với lý do mía của gia đình bà chữ đường không cao nên chỉ mua đến giá đó mà thôi.

29/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hướng Đi Hiệu Quả Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hướng Đi Hiệu Quả

Là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, nấm linh chi đang mở ra hướng làm giàu cho các hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay, các mô hình trồng nấm linh chi trên địa bàn Hà Nội còn khá nhỏ lẻ, phân tán do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

29/11/2013