Gom Gà Ế Chờ Hết Dịch Bán

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Vĩnh Thành Đạt, xác nhận, phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hiện đều có giấy chứng nhận trại an toàn dịch do Chi cục Thú y cấp. Do đó, người tiêu dùng không nên vì những thông tin dịch cúm mà "né" sử dụng sản phẩm gia cầm. Ngược lại, cần phân biệt được sản phẩm an toàn, những sản phẩm có thương hiệu uy tín để yên tâm khi sử dụng.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết, hàng tạm trữ sẽ giúp doanh nghiệp giữ giá bán ra ở mức 63.000 đồng/kg (gà tam hoàng) ở những giai đoạn sau này, khi nguồn cung trên thị trường thiếu hụt do các cơ sở chăn nuôi ngừng tái đàn để vệ sinh chuồng trại sau dịch.
Bà nói thêm, công ty đã mua gà đến tuổi xuất chuồng từ các trang trại có liên kết và đến thời điểm hiện tại, lượng gà đã giết mổ để cấp đông đạt vài trăm tấn. Giá mua gà tại chuồng hiện là 25.000 đồng/kg gà tam hoàng và 70.000-75.000 đồng/kg gà ta.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: “Trong lúc tiêu thụ trứng gia cầm khó khăn, các doanh nghiệp của TP.HCM đã tự liên kết vay ngân hàng 40 tỷ đồng để thu mua trứng gia cầm sạch trữ đông, giúp không giảm giá trứng. Cách làm hỗ trợ người nuôi này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác”.
Từ phía cơ quan quản lý, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết, chủ trương tạm trữ mặt hàng trứng và thịt gia cầm xuất phát từ lo ngại sau dịch cúm, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại nhưng nguồn cung có thể bị thiếu hụt do người chăn nuôi chưa tái đàn kịp. Việc trạm trữ của doanh nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng mua được hàng với giá ổn định, không để tình trạng tăng giá đột biến.
Hầu hết các doanh nghiệp thu mua tạm trữ gia cầm đều cho rằng động thái trên ngoài việc hỗ trợ các hộ nuôi trong thời điểm dịch thì còn giải oan được cho “gà sạch”. Thậm chí, nhiều nơi còn ký hợp đồng dài hạn với các trại nuôi để bao tiêu sản phẩm nếu
Ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai) nói: “Giá thu mua của doanh nghiệp tại các hộ nuôi vẫn được giữ ổn định như trước khi có dịch. Chúng tôi ký hợp đồng cung ứng cho các nhà hàng, siêu thị Big C, Co.opmart, Lotte Mart... với giá cả bình ổn cả năm nên không lo dịch cúm hay giá cả thị trường lên xuống. Gà vịt của được nuôi theo quy trình chuẩn, tiêm chủng đầy đủ, có giấy kiểm dịch mỗi ngày của thú y thì cũng dễ thuyết phục bạn hàng”.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.

Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.

Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.

Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.