Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu vụ đến nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 32.000 hộ ở bốn huyện vùng nước mặn là Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và Trà Cú thả nuôi các loài thủy sản nước mặn.
Con nuôi chủ lực vẫn là tôm, gần 2,8 tỷ con trên diện tích 35.000ha. Trong đó, tôm sú đã thả nuôi trên 1,2 tỷ con giống; tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trên 1,5 tỷ con giống.
So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tôm sú tăng trên 0,3% nhưng với số lượng con tôm giống thả nuôi giảm 3%; tôm thẻ chân trắng trên 10 lần.
Do lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu điện phục vụ chạy quạt nước tạo oxy nghiêm trọng vì mật độ thả nuôi tôm chân trắng cao hơn tôm sú gắp 2 - 3 lần.
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm khẩn cấp, Sở Công thương và Công ty Điện lực Trà Vinh đã phối hợp nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900KVA. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu nuôi hiện nay.
Ngành điện cũng đang tiếp tục khảo sát, để lập kế hoạch, hồ sơ công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lưới điện nhằm xử lý quá tải căn bản hơn cho khu vực nuôi tôm của năm 2015.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hơn nhằm giảm thấp các rủi ro cho nghề nuôi tôm trong tỉnh, như: xây dựng và kiểm soát lịch thời vụ thả giống. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tập trung sản xuất, thuần dưỡng giống đạt tiêu chuẩn quy định đủ cung ứng cho người nuôi.
Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người nuôi. Công bố, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời rà soát lưới điện vùng đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nhanh chóng nhân rộng mô hình sản xuất tiến tiến, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, tăng hiệu quả sản xuất thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá chẽm trên phá Tam Giang đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các ngư dân xã Quảng Lợi (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế).

Sau hơn 80 ngày thả nuôi, ao tôm thẻ chân trắng có diện tích gần 2.000 m2 của anh Nguyễn Văn Ða, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau chỉ thu được hơn 1,2 tấn tôm loại 84 con/kg.

Chiều 27-10-2015, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng cùng các ngành hữu quan thành phố khảo sát thực tế dự án thử nghiệm nuôi cá rô phi chất lượng cao tại vùng nuôi của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu trên địa bàn huyện Cờ Đỏ.

Mặc dù xuất hiện một số loại bệnh trên cá, song sản lượng thuỷ sản của xã Hợp Thành (TP Lào Cai) vẫn đạt khoảng 95 tấn trong năm 2015.

Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số Số: 23/VBHN-BNNPTNT về việc xác thực văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTG ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ.