Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản

Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản
Ngày đăng: 07/05/2014

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu vụ đến nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 32.000 hộ ở bốn huyện vùng nước mặn là Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và Trà Cú thả nuôi các loài thủy sản nước mặn.

Con nuôi chủ lực vẫn là tôm, gần 2,8 tỷ con trên diện tích 35.000ha. Trong đó, tôm sú đã thả nuôi trên 1,2 tỷ con giống; tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trên 1,5 tỷ con giống.

So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tôm sú tăng trên 0,3% nhưng với số lượng con tôm giống thả nuôi giảm 3%; tôm thẻ chân trắng trên 10 lần.

Do lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu điện phục vụ chạy quạt nước tạo oxy nghiêm trọng vì mật độ thả nuôi tôm chân trắng cao hơn tôm sú gắp 2 - 3 lần.

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm khẩn cấp, Sở Công thương và Công ty Điện lực Trà Vinh đã phối hợp nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900KVA. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu nuôi hiện nay.

Ngành điện cũng đang tiếp tục khảo sát, để lập kế hoạch, hồ sơ công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lưới điện nhằm xử lý quá tải căn bản hơn cho khu vực nuôi tôm của năm 2015.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hơn nhằm giảm thấp các rủi ro cho nghề nuôi tôm trong tỉnh, như: xây dựng và kiểm soát lịch thời vụ thả giống. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tập trung sản xuất, thuần dưỡng giống đạt tiêu chuẩn quy định đủ cung ứng cho người nuôi.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người nuôi. Công bố, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời rà soát lưới điện vùng đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Nhanh chóng nhân rộng mô hình sản xuất tiến tiến, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, tăng hiệu quả sản xuất thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cam Thân Thiện Với Môi Trường Trồng Cam Thân Thiện Với Môi Trường

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.

20/02/2014
Dùng Phân Bón Văn Điển Sản Xuất Rau An Toàn Dùng Phân Bón Văn Điển Sản Xuất Rau An Toàn

Dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng trên ruộng rau, sự khác biệt là cây mọc chậm nhưng xanh bền, củ cải mập, nhẵn bóng và ăn ngon hơn.

17/03/2014
Sắp Có Trung Tâm Xử Lý Hạt Giống Việt Nam Sắp Có Trung Tâm Xử Lý Hạt Giống Việt Nam

Trung tâm sẽ do Công ty TNHH Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa ĐBSCL xây dựng, phát triển với mục đích nâng cao kiến thức xử lý hạt giống cũng như giới thiệu và ứng dụng công nghệ xử lý giống hiện đại vào thị trường Việt Nam.

20/02/2014
Sai, Vì Chưa Được Cho Biết! Sai, Vì Chưa Được Cho Biết!

Vừa qua, 20 cá thể trai tai tượng khổng lồ (ngư dân gọi là sò tượng) trên một tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) vừa ngoài khơi về cập bến đã bị Bộ đội Biên phòng bắt và tạm giữ. Lý do mà cơ quan chức năng viện dẫn để thực thi nhiệm vụ là, việc khai thác trên của ngư dân là hoàn toàn trái với pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

17/03/2014
Nhiều Cam Kết Ưu Đãi Nông Dân Trồng Mía Nhiều Cam Kết Ưu Đãi Nông Dân Trồng Mía

Niên vụ 2014-2015, KCP sẽ miễn lãi suất đầu tư giống, phân bón, trang thiết bị nông nghiệp vùng mía; đầu tư tiền mặt cho nông dân với lãi suất 0,85%/tháng; hỗ trợ 3.100 đồng/tấn mía để nâng cấp giao thông nội đồng.

20/02/2014