Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Đổi Thay Nếp Nghĩ, Cách Làm

Giúp Nông Dân Đổi Thay Nếp Nghĩ, Cách Làm
Ngày đăng: 26/06/2013

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

“Cầm tay chỉ việc” cho nông dân

Khát vọng giúp ND xoá nghèo, vươn lên giàu có từng khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Điện Biên nói chung và Hội ND các cấp nói riêng trăn trở. Mặc dù nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao năm qua không nhỏ, các chính sách ưu ái đối với ND vùng cao cũng rất nhiều, nhưng bộ mặt nông thôn vẫn chưa chuyển biến được như mong muốn. “Phải giúp người dân tự xoá được nghèo, có ý chí và đủ điều kiện bứt phá vươn lên làm giàu. Nhưng muốn như vậy thì đồng thời với những khoản đầu tư cơ sở vật chất, tạo vốn sản xuất thì phải giúp ND thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời. Khi ấy nội lực người dân sẽ thay đổi”- anh Sùng Chứ Thếnh tâm sự.

Với nhận thức ấy, những năm gần đây Hội ND tỉnh Điện Biên đã tập trung cao cho hoạt động đào tạo ND, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất. Hội đã chủ động phối hợp có hiệu quả các dự án phát triển cộng đồng các dân tộc ít người; xây dựng 158 mô hình trình diễn huấn luyện nông dân về thâm canh sạch và thích ứng biến đổi khí hậu cho gần 5.000 lượt hội viên, ND.

Hội cũng thành lập 126 nhóm ND cùng sở thích và giúp nhau phát triển sản xuất-kinh doanh với 1.890 hội viên tham gia; phối hợp với trung tâm khuyến nông, ngành thú y, các doanh nghiệp cung ứng giống và phân bón xây dựng hàng chục mô hình trình diễn kỹ thuật và “cầm tay chỉ việc” cho hơn 30.000 lượt người, đào tạo nghề cho 14.080 lao động nông thôn.

Anh Mùa A Sang ở bản Chóp Ply, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tâm sự: “3 năm nay, cán bộ đến với người dân chúng tôi nhiều lần để bảo cách làm hay, dạy cách làm tốt. Tuy không biết chữ, nhưng tôi đã nhớ số lượng ngô giống cần tra trên diện tích đất gần 2ha của mình là 25-30kg; nhớ tiêm phòng cho con lợn, con gà mỗi khi lá rừng sắp rụng để phòng bệnh mùa đông; biết cách quây kín chuồng trâu và đốt lửa cho trâu sưởi khi trời giá lạnh… ”.

Nghe lời cán bộ nhanh hết nghèo

Phân bón, giống ngô, lúa, được cán bộ mang vào tận xã, mình lấy về làm ăn, đến mùa thu hoạch mới phải trả cho cán bộ. Nếu nghe lời cán bộ, chịu khó làm ăn thì cũng nhanh hết nghèo thôi, còn giàu nữa đấy”.Ông Sùng A Trả

Để thật sự giúp người nông dân sử dụng hữu hiệu những tri thức đã được trao vào sản xuất, kinh doanh, xoá đói nghèo, các cấp hội đã chủ động nâng cao năng lực trợ giúp ND. Ngoài việc xây dựng các tủ sách khuyến nông, pháp luật ở cơ sở, Hội tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để tạo vốn và cung ứng giống, vật tư sản xuất cho nông dân.

5 năm qua, Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT thành lập 1.130 tổ vay vốn cho hơn 25.500 hội viên vay, dư nợ hiện nay lên tới 513 tỷ đồng; xây dựng các dự án uỷ thác từ nguồn Quỹ Hỗ trợ ND của T.Ư Hội với tổng số vốn 4,5 tỷ đồng, hỗ trợ 150 hộ phát triển sản xuất. Hội còn chủ động liên doanh với các doanh nghiệp cung ứng cho ND hơn 3.700 tấn phân bón các loại, nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, cây cà phê...

ông Sùng A Trả (bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) cho biết: “Cán bộ Hội ND tốt lắm. Cán bộ bảo cho mình cách làm hay, biết phân biệt tốt-xấu, lại giúp mình làm nương giỏi, nuôi nhiều gà, lợn. Khi mình đã biết cách làm tốt rồi, nếu thiếu vốn, thiếu giống cứ nhờ cán bộ giúp là được thôi”.


Có thể bạn quan tâm

Tiêu độc, khử trùng góp phần phát triển bền vững đàn vật nuôi Tiêu độc, khử trùng góp phần phát triển bền vững đàn vật nuôi

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 513.000 con gia súc và trên 5,5 triệu con gia cầm. Những năm gần đây, với tác động của khoa học kỹ thuật, năng suất vật nuôi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong chăn nuôi không tránh khỏi những rủi ro do bệnh tật gây nên, nhất là những bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch lớn.

15/08/2015
Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam

Ngày 14.8, Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) khai mạc tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Chương trình kéo dài đến 24.8, với mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng VN lựa chọn nguồn thủy hải sản “xanh”, tức được nuôi trồng hoặc đánh bắt thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.

15/08/2015
Ngư dân được mùa cá cơm săn Ngư dân được mùa cá cơm săn

Gần 2 tháng qua, đa số tàu đánh cá của ngư dân thôn Hòa An (xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu, tỉnh Phú yên) cập bến đều đầy ắp cá cơm săn. Ngư dân, ai cũng vui mừng vì các chuyến biển trúng đậm cá cơm săn, sau nhiều năm vắng bóng.

15/08/2015
Huyện U Minh (Cà Mau) triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm Huyện U Minh (Cà Mau) triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện U Minh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm năm 2015 tại xã Khánh Hòa.

15/08/2015
Bạc Liêu được mùa nghêu Bạc Liêu được mùa nghêu

Mỗi ngày người dân khai thác nghêu tại các bãi bồi ven biển huyện Đông Hải, Hòa Bình (Bạc Liêu) thu cả trăm ngàn đồng nhờ nghêu được mùa.

15/08/2015