Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền
Ngày đăng: 21/10/2015

Mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ đã được Hội ND tỉnh vận động và hướng dẫn hội viên, ND thực hiện nhiều năm nay.

Giảm chi phí sản xuất

“Mô hình được xây dựng đầu tiên vào năm 2012 tại thị xã Ngã Năm, sau đó được tiếp tục nhân rộng tại một số xã của huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên.

Gần đây nhất mô hình đã được 50 hộ hội viên, ND ở 2 xã Phú Tân và Hồ Đắc Kiện thuộc huyện Châu Thành áp dụng, và bước đầu đã mang lại kết quả rất khả quan.

Những hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện một bồn ủ khoảng 6 tấn phân” – ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế Hội ND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

 

Ông Lên Văn Hùng (ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện) kiểm tra bồn ủ phân của gia đình.

Lão nông Lê Văn Hùng ngụ ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, bộc bạch: “Từ khi được bên Hội ND triển khai mô hình, tôi được hướng dẫn bài bản nên thực hiện rất hiệu quả.

Đối với phân hữu cơ ủ bằng cách này, 4 tấn phân thành phẩm (tổng chi phí khoảng 1,5 triệu đồng) có giá trị tương đương khoảng 1,5 tấn phân hóa học (khoảng 10 triệu đồng).

Như vậy khi sử dụng loại phân hữu cơ tự ủ, ND tiết kiệm hơn 8 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Quốc Hải (ngụ cùng ấp Đắc Thế) thì chia sẻ: “Việc sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp nhà nông tiết kiệm được tiền bạc, cây trồng lại xanh tốt lâu hơn so với phân hóa học.

Hồi trước tui cứ nghĩ làm phải phức tạp lắm, nhưng từ khi được Hội ND hướng dẫn, ai cũng thấy dễ làm.

Mong rằng, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng để thêm nhiều nhà nông biết làm”.

Người khỏe, môi trường an toàn

Theo anh Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội ND xã Hồ Đắc Kiện, thông qua hướng dẫn ND thực hiện mô hình tự ủ phân hữu cơ đã tạo được thói quen tốt cho bà con.

“Phương pháp này còn giúp giảm một phần phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác của ND; tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế ô nhiễm môi trường. 

Ngoài việc bảo vệ môi trường, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, nhà nông khỏe mà nông sản làm ra cũng an toàn hơn” – anh Lâm chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thử – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành cho biết thêm: “Trước khi thực hiện mô hình tại các xã, phía Hội ND và Chi cục Bảo vệ thực vật đều tổ chức tập huấn kỹ thuật quy trình ủ phân để tạo ra loại phân hữu cơ đạt yêu cầu; tuyên truyền cho bà con biết lợi ích của phân hữu cơ vi sinh tự ủ…”.

Với những lợi ích không nhỏ đem lại cho nhà nông, thời gian tới, Hội ND tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, ND nhân rộng mô hình tự ủ phân hữu cơ vi sinh.

 Lợi ích của việc ủ phân hữu cơ là tận dụng được phân bò, rơm rạ, xác bã thực vật và phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.

Việc sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số nấm bệnh độc trên cây trồng.

Sau thời gian ủ khoảng 1,5 tháng, phân hữu cơ có thể đưa ra   sử dụng. 


Có thể bạn quan tâm

Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng

Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.

21/01/2015
Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng

Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.

21/01/2015
Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm

Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

21/01/2015
Xuất Khẩu Gạo Khó Ngay Từ Đầu Năm Xuất Khẩu Gạo Khó Ngay Từ Đầu Năm

Hồi tháng 11 năm ngoái, VFA đã đưa ra giá sàn mới cho gạo XK là 380 USD/tấn (loại 25% tấm), giảm 30 USD/tấn so với giá sàn của loại gạo này được đưa ra vào tháng 7 cùng năm. Vừa qua, Hiệp hội này đã điều chỉnh lại giá sàn gạo 25% tấm xuống còn 360 USD/tấn, thời hạn bắt đầu áp dụng là từ 12/1/2015.

21/01/2015
“Hai Đòn Bẩy Trí Tuệ” Đổi Mới Nông Nghiệp “Hai Đòn Bẩy Trí Tuệ” Đổi Mới Nông Nghiệp

Hai điểm tựa quan trọng nhất của hệ thống sản xuất nông nghiệp là chính sách kinh tế nông nghiệp đối nội và chính sách kinh tế nông nghiệp đối ngoại. Thiếu lực gồng của 2 điểm tựa chính trị này, sức mạnh của các đòn bẩy sẽ bị giảm sút, thậm chí sẽ bị triệt tiêu.

21/01/2015