Giúp người chăn nuôi bò sữa vượt khó

Hiện toàn xã Yên Bài có gần 1.600 con bò sữa với trên 340 hộ nuôi, là xã có số lượng bò sữa đứng thứ tư toàn TP Hà Nội, sau xã Vân Hòa, Tản Lĩnh (Ba Vì) và Phù Đổng (Gia Lâm).
Chăn nuôi bò sữa đã thành một nghề của người dân trong xã giúp nhiều hộ làm giàu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014 trong bối cảnh chung ngành sữa thế giới cũng như ở Việt Nam có những biến động bất lợi cho người chăn nuôi bò sữa.
Cụ thể, giá sữa giảm trong khi đó giá thức ăn, các chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt việc tiêu thụ sữa tươi hàng ngày gặp khó làm cho người dân chưa thật sự yên tâm phát triển sản xuất.
Do đó, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã cung cấp thông tin, tập huấn các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng sữa, đồng thời trao đổi các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, tiêu thụ sữa cho gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Yên Bài.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi còn được Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) làm rõ hơn về các chính sách, phương thức thu mua sữa đến các hộ dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Với nhận thức ngày càng cao cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng rau VietGAP.

Năm 2013, Đơn Dương - một huyện vùng ven xứ hoa Đà Lạt đặt chỉ tiêu diện tích trồng rau, hoa ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao là 5.445ha; trong thực tế, tính đến cuối tháng 12.2013, diện tích này là 5.987ha (chỉ đứng sau Đà Lạt).

Ngày 17.12, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Hòa Bình tổ chức diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trên cây có múi”.

Ngày 16.12, tại UBND huyện Đông Anh, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013.

Dọc trên tuyến lộ liên ấp từ ấp Giồng Chi (ấp 5) về trung tâm xã An Hiệp, nhiều ao tôm biển được đầu tư theo dạng nuôi công nghiệp nằm xen trong vườn dừa, ruộng lúa. Mấy chiếc quạt nước được thu gom về một chỗ, chứng tỏ vụ thu hoạch tôm biển vừa xong.