Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.
Cây bắp lai lấy hạt cho chăn nuôi là cây cho năng suất cao nên ‘‘phàm ăn’’ và có thể hấp thu lượng phân lớn. Tuy nhiên việc bón cho bắp phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế nên mức khuyến cáo phân bón là (150 - 180kg N) + (70 – 100kg P2O5) + (30 – 90kg K2O)/ha. Nếu muốn đạt năng suất cao hơn, mức phân bón có thể tăng như sau: (200 - 300kg N) + (150 - 200kg P2O5) + (100kg K2O)/ha. Cần bón cân đối phân NPK, bón đủ, bón đúng.
Phương pháp bón: Nếu sử dụng phân đơn thì chia làm 4 lần bón. Lần 1 bón lót toàn bộ phân hữu cơ (từ 8 - 10 tấn/ha nếu có) + phân lân ngay sau khi gieo hạt. Lần 2 bón ¼ lượng đạm + ½ lượng kali vào lúc 12 - 15 ngày sau gieo (NSG). Lần 3 bón ½ đạm + ½ kali vào giai đoạn 30 - 35 NSG và lần 4 bón ¼ lượng đạm còn lại vào 50 NSG.
Nếu sử dụng phân hỗn hợp thì chia làm 3 lần bón sau khi đã tính toán ra số lượng phân nguyên chất tương ứng. Lần 1 bón ¼ lượng N + ½ lượng P2O5+ ½ lượng K2O lúc 10 – 12 NSG. Lần 2 bón ½ lượng N + ½ lượng P2O5 + ½ lượng K2O lúc 30 - 32 NSG. Lần 3 bón ¼ lượng N còn lại lúc 50 NSG.
Đối với bắp nếp (dùng cho người) thì lượng phân bón như sau:
Bón lót: 700 kg/ha phân NPK(5-10-3). Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5 - 7 lá): 250kg phân NPK (12-5-10) + 40 - 50kg đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc. Bón thúc lần 2 (giai đoạn sắp trổ cờ): 220kg phân NPK (12-5-10) + 30 - 40kg kali, kết hợp xới, vun gốc chống đổ.
Nếu dùng phân đơn thì bón phân hữu cơ từ 8 - 10 tấn + urê 200 – 250kg + super lân 450 - 500kg + kali 100 – 150kg cho 1ha. Bón lót (lúc làm đất) toàn bộ phân hữu cơ + phân lân + 20% urê. Bón thúc lần 1 (10 NSG): 30% urê + 40% kali. Bón thúc lần 2 (20 NSG): 50% urê + 50% kali. Bón thúc lần 3 (35 - 40 NSG) toàn bộ lượng phân còn lại.
Để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, phân lân nên rải đều khắp ruộng, đạm và kali rải theo hàng kết hợp lúc vun gốc và tưới nước. Ngoài ra nên cuốc chôn phân sát theo hàng bắp để chống rửa trôi và bốc hơi. Có thể bón bằng máy dúi phân hiện đang có sẵn trên thị trường dùng cho bắp và cây đậu nành.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều vườn mắc ca ở tỉnh Đắc Lắc trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả. Từ thực tế nhiều vườn mắc ca trong tỉnh, trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã yêu cầu các huyện trong tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế trồng loại cây này.

Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh ta đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi heo sạch” còn gọi là chăn nuôi 4 không trên nền đệm lót sinh học.

Hiện tại, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 5 hộ dân ở xã Vị Đông và Vĩnh Tường đang thực hiện mô hình nuôi dê, với số lượng 44 con. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.