Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.
Tính đến nay, vùng tôm lúa Mỹ Xuyên đã lắp lại cây lúa trên nền ao nuôi tôm được 10.017 ha, chiếm 91% kế hoạch là 10.500 ha. Trước xu thế phát triển mạnh của tôm thẻ chân trắng đã kéo giảm diện tích luân canh tôm lúa của địa phương những năm gần đây, tuy nhiên phần lớn nông dân vẫn thấy được lợi ích của mô hình canh tác tổng hợp này.
Ông Trần Văn Chính, người dân địa phương cho biết: “Ở đây bà con không bỏ tôm – lúa. Cho dù thế nào bà con cũng phải làm lúa vì nuôi hết vụ này đến vụ khác thì khó lắm, môi trường nước, đất xuống cấp. Qua nhiều năm rồi, chúng tôi cũng thấy được tính bền vững của mô hình tôm - lúa này”.
Trước tình hình nuôi tôm khó khăn trong những năm gần đây thì Mỹ Xuyên đã khẳng định được tính hiệu quả của vùng luân canh tôm – lúa bền vững. Huyện đã có Nghị Quyết chuyên đề về phát triển tôm – lúa, vì đây là vùng đa dạng sinh học, có những tiềm năng, lợi thế rất quan trọng đối với địa phương.
Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Mỹ Xuyên có 18.000 ha nuôi tôm, nếu ứng dụng tôm lúa thì khoảng 12.500 ha thì giá trị rất lớn khi phát triển cây lúa. Mà có tối thiểu thì chúng tôi cũng duy trì trên 10.000 ha tôm lúa bền vững.
Cây lúa ở đây là cây lúa đặc sản ST và thực hiện theo quy trình GAP, GlobalGAP, vấn đề này chúng tôi cũng đã thành công ở HTX tôm – lúa Hòa Lời trong năm qua và hướng tối đây chúng tôi sẽ phát huy. Chúng tôi xác định đây là vùng canh tác lúa chất lượng cao, vùng canh tác đa dạng sinh thái. Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của chúng tôi đối với vùng này”.
Việc duy trì vùng tôm – lúa bền vững để phát triển kinh tế tổng hợp từ con tôm, cây lúa, cây màu và các loài thủy sản khác sẽ giúp thu nhập của nông dân cao hơn gấp đôi so với vùng chuyên lúa. Điều này luôn được Mỹ Xuyên chú trọng để tạo đà phát triển vững chắc cho huyện nhà.
Có thể bạn quan tâm

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.