Giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình ngô biến đổi gen NK66BT/GT trên đất chuyển đổi vụ hè thu 2015.
Các đại biểu tham quan mô hình giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT tại thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá (huyện Tuyên Hoá).
Vụ hè thu 2015, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuyên Hoá và Quảng Ninh tiến hành thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT trên đất chuyển đổi vụ hè thu 2015, quy mô 3ha. Mô hình này được áp dụng tại HTX Văn La (huyện Quảng Ninh) và thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá (huyện Tuyên Hoá), với 40 hộ tham gia.
Kết quả, tỷ lệ ngô mọc ở hai địa điểm nói trên đều đạt 85 - 90%; chiều cao đóng bắp trung bình 90 - 100cm; thời gian sinh trưởng khoảng 85 - 90 ngày; lá đứng và xanh; bộ rễ chân kiềng rất khoẻ; chống đổ ngã, chịu hạn và ngập úng khá... Năng suất ngô thu được tại Quảng Ninh là 52 tạ/ha; tại Tuyên Hoá là 55 tạ/ha.
Sau khi trừ các khoản chi phí, giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha, cao hơn trồng đậu xanh khoảng 500 nghìn đồng/sào (500m2), vượt trội về năng suất lẫn hiệu quả kinh tế so với một số loại giống ngô bản địa khác...
Được biết, giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT là giống ngô lai NK6 có chứa gen BT1 và GA21 của Công ty Syngenta Việt Nam, được Bộ Nông nghiệp-PTNT cấp phép chính thức, đưa vào sản xuất đại trà trên cả nước. Giống ngô này có tính kháng sâu đục thân và chống thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate.
Có thể bạn quan tâm

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, huyện Thường Xuân có trên 1.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở Lâm trường Thường Xuân và rải rác trong các hộ dân. Sau năm 1986, diện tích quế bị khai thác ồ ạt, người dân không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế dần bị phá bỏ.

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.

Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.