Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá

Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá
Ngày đăng: 11/07/2015

Khởi đầu từ một hộ nghèo nhưng đến nay gia đình ông Đỗ Ngọc Phượng ngụ ấp Gò Bói, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng đã trở nên khấm khá. Gia đình ông là một trong số rất nhiều hộ nuôi bò sinh sản có hiệu quả ở xã Tân Hộ Cơ. Với 14 con bò nuôi sinh sản (gồm các giống: bò lai sin, bò charolais), mỗi năm, thu nhập từ việc bán bò và bê của gia đình ông Phượng hơn 100 triệu đồng. Ông Phượng chia sẻ: “Việc chăn nuôi bò sinh sản không khác nhiều so với cách nuôi bò vỗ béo, chủ yếu đợi bò cái đến thời điểm có thể mang thai thì cho thụ tinh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật nhằm đảm bảo bê con sau khi sinh có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, tôi dành khoảng 5.000m2 đất để trồng cỏ tây nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho bò. Tôi thường xuyên tìm hiểu qua sách báo và tham gia các lớp tập huấn để học tập kỹ thuật nuôi bò, đặc biệt chú ý khâu tuyển chọn con giống”.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Tấn Đức ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng cũng là một trong những hộ chăn nuôi bò sinh sản đạt hiệu quả. Ông Đức cho biết, nuôi bò sinh sản không khó vì ít tốn công chăm sóc và ít rủi ro dịch bệnh hơn so với các giống vật nuôi khác. Người chăn nuôi cần chọn bò cái giống tốt, chủ động được nguồn thức ăn, giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Hiện gia đình ông Đức nuôi 3 bò cái sinh sản và 2 bò đực giống. Về thức ăn, gia đình ông tận dụng quỹ đất ruộng để trồng cỏ V6 nên nguồn thức ăn cho bò luôn được đảm bảo. Chuồng trại được đầu tư xây dựng cao ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Ông Đức tính toán, mỗi bò cái sinh sản nếu chọn giống tốt và chăm sóc đầy đủ thì mỗi năm sẽ cho ra một bê con, mỗi bê con sau khi nuôi khoảng 9 - 10 tháng tuổi bán được hơn 20 triệu đồng. Như vậy, chỉ nuôi 3 bò cái sinh sản, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi hơn 80 triệu trồng. Ngoài ra, còn tận dụng được nguồn phân bò để bón cho lúa và vườn cỏ, nhờ đó các loại cây trồng của gia đình ông đều phát triển tốt, cho năng suất cao và thu nhập ổn định.

Ông Lê Minh Luôn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hộ Cơ cho biết: “Tổng đàn bò toàn xã hiện có 5.300 con với 433 hộ nuôi, trong đó bò sinh sản chiếm khoảng 60% tổng đàn. Chăn nuôi bò sinh sản được xem là một mô hình đạt hiệu quả. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình này, UBND xã Tân Hộ Cơ đã khuyến khích thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản (có 61 hộ dân tham gia), đây là mô hình liên kết nhằm giúp nông dân nuôi bò chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi và mua bán bò hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục vận động nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi, đồng thời sẽ đề nghị UBND huyện có chính sách hỗ trợ bò đực giống có chất lượng cho các hộ dân nuôi, mỗi hộ từ 7 con bò sinh sản trở lên”.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

02/04/2014
Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014