Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao

Vụ hè thu 2015, hai đơn vị vừa nêu cùng ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã ở 4 địa phương Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, hỗ trợ cho hơn 150 hộ dân triển khai canh tác khảo nghiệm 38ha giống lúa thơm chất lượng cao SV181. Tại hội thảo, nhiều nông dân tham gia mô hình trình diễn cho biết, SV181 là giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 83 - 85 ngày.
Chiều cao cây trung bình, thân cứng, phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe, bông to, tỷ lệ hạt lép thấp và ít bị nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm như rầy nâu, đốm vằn, đạo ôn.
Theo tính toán của cơ quan chuyên môn và các hộ dân, năng suất bình quân của những mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm SV181 đạt khoảng 71 tạ/ha, cao hơn 8 tạ/ha so với giống đối chứng KD18 canh tác trên cùng chân đất.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.