Giống Lúa ĐT34 Cho Năng Suất Hơn 80 Tạ/ha

Sau 3 năm được khảo nghiệm tại Quảng Ngãi, thực tế sản xuất thấy, giống lúa ĐT34 có nhiều triển vọng, ưu thế vượt trội về năng suất cũng như phẩm chất gạo.
Vụ đông xuân 2012-2013, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn đã triển khai mô hình sản xuất trình diễn giống lúa mới ĐT34 tại 5 địa điểm: HTX Khánh Thành (Sơn Tịnh), HTX Bồ Đề, HTX thị trấn Mộ Đức, HTX Vĩnh Trường và Trạm Giống Đức Hiệp.
ĐT34 được canh tác theo quy trình kỹ thuật là đất được cày bừa kỹ, lượng giống gieo sạ là 4kg/sào, lượng phân bón từ 350-500kg phân chuồng, 20-25kg lân, 12-14kg urê, 6-7kg Kali, chia làm 4 lần bón, trong đó có 3 lần bón chính, kết hợp với thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh.
Kết quả so với giống đối chứng ĐV108, ĐT34 có nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian sinh trưởng dài hơn từ 3-5 ngày; chiều cao cây hơn từ 15-21 cm; số hạt/bông cao hơn từ 9,3-24,8 hạt/bông và trọng lượng 1.000 hạt hơn 6-6,4 gam.
Đặc biệt, so với giống đối chứng, ĐT 34 gieo sạ trên đất chân vàng cho năng suất vượt trội từ 80,8-82,5 tạ/ha, khả năng thích ứng tốt trên các vùng sản xuất từ chân đất cát pha đến chân cao hay chân vàng thấp.
Qua thực tế sản xuất thử ở các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định cho thấy, giống ĐT34 có thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, tùy theo vụ và vùng gieo sạ, cây cứng, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh to khỏe; gạo cho cơm ngon mềm và mùi thơm nhẹ.
Theo ông Đoàn Văn Nhân- Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi, ĐT34 có nhiều ưu điểm vượt trội cả năng suất lẫn chất lượng gạo, phù hợp với cả vụ đông xuân và hè thu. Tuy vậy, điểm yếu của giống lúa này là dễ nảy mầm trên hạt nên Trung tâm sẽ chọn dòng, phục tráng và có những khuyến cáo cụ thể khi đưa vào sản xuất đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.