Giống Khoai Lang Siêu Cao Sản HNV1 Và HNV2 Phù Hợp Với Điều Kiện Sản Xuất Ở Tuy Đức

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuy Đức đã thí điểm trồng 2 giống khoai lang siêu cao sản là HNV1 và HNV2 trên diện tích 3 ha ở 3 xã Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Đắk Búk So. Sau hơn 3 tháng triển khai, hiện nay, các hộ dân tham gia mô hình đã thu hoạch và năng suất đạt cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khoai khác.
Gia đình chị Phùng Thị Hoài ở thôn 3, xã Quảng Tâm tham gia mô hình, cho biết: “Được Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện chọn làm thí điểm trồng khoai lang siêu cao sản, cuối tháng 7, gia đình tôi đã trồng thử 1,5 sào với cả 2 giống là HNV1 và HNV2. Trong quá trình trồng, tôi thấy chi phí đầu tư ít hơn, chỉ khoảng 1,2 triệu đồng/sào, bằng khoảng 50% so với đầu tư trồng khoai lang Nhật Bản, nhưng năng suất đạt rất cao, tới gần 6 tấn/sào; chất lượng tốt, tỷ lệ khoai loại 1 chiếm tới 80%...Tính ra 1,5 sào khoai siêu cao sản trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc thì gia đình lời trên 20 triệu đồng”.
Được biết, giống khoai lang siêu cao sản HNV1 và HNV2 thuộc nhóm chế biến tinh bột và đã được Bộ Nông nghiệp - PTNT cho phép trồng đại trà. Cả 2 giống khoai này đều có khả năng thích nghi cao với nhiều vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng từ 100-120 ngày, sau khi trồng 20 ngày đã bắt đầu ra củ.
Trong điều kiện chăm sóc bình thường, năng suất củ tươi của giống HNV1 đạt tới 50 tấn/ha, nếu được thâm canh cao năng suất củ tươi có thể đạt từ 80 –100 tấn/ha trở lên. Còn giống HNV2 nếu thâm canh bình thường, năng suất củ tươi khoảng 40 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh cao thì năng suất củ tươi có thể đạt từ 60 – 80 tấn/ha.
Ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Khoai lang siêu cao sản được coi là một cây có hiệu quả kinh tế hơn hẳn cây sắn và mang lại hiệu quả rất cao, góp phần hạn chế nạn phá rừng để trồng sắn và mở ra triển vọng phát triển kinh tế rất lớn. Hiện nay, huyện Tuy Đức đang có hướng mở rộng diện tích và sẽ liên kết với các công ty sản xuất ethanol sinh học trong và ngoài tỉnh để tạo đầu ra cho sản phẩm”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/giong-khoai-lang-sieu-cao-san-hnv1-va-hnv2-phu-hop-voi-dieu-kien-san-xuat-o-tuy-duc-35931.html
Có thể bạn quan tâm

Điệp khúc “được mùa, mất giá” là nỗi lo sợ của bà con nông dân nói chung và những người trồng cây ăn trái nói riêng. Mùa chôm chôm năm nay cũng vậy, nhiều người đầu tư vốn liếng, công sức vào vườn cây với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Thế nhưng, khi đến vụ thu hoạch thì chôm chôm bị rớt giá thê thảm, không tìm được đầu ra khiến nhiều nông dân đang hết sức băn khoăn.

Đó là anh Đào Văn Bằng- một chủ trang trại ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua luôn thành công trong chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo hướng tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gần đây, anh đầu tư phát triển đàn lợn rừng vừa bán thịt, đồng thời nhân giống cũng mang nhiều kết quả khả quan.

Đến thôn 4 xã Hưng Bình – huyện Đắk Rlấp hỏi thăm nhà bác Phạm Đình Thuấn thì không ai là không biết bởi bác nổi tiếng là người cần cù chịu khó lại ham học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Hết năm 2012, ngành cá tra Việt Nam đạt mục tiêu 10% sản lượng cá tra xuất khẩu nhận được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC).

Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.