Giống cây tiêu đắt hàng

Lợi dụng cơ hội này, nhiều chủ vườn ở các huyện Bù Đốp, Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước có cây tiêu mới hơn 1 năm tuổi đã vội cắt giống bán kiếm lợi trước mắt.
Hiện, giá một dây tiêu giống 4 mắt bám (chiều dài thân dây khoảng 50cm - 60cm) có giá bán từ 20 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Một số hộ dân bán nguyên trụ tiêu có độ tuổi từ 1 đến 2 năm với giá bán 250 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng cho người mua tự cắt.
Một số tư thương lợi dụng giá tiêu giống cao đã đưa giống tiêu ghép về bán nhưng cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên trồng giống tiêu này, vì chất lượng chưa được kiểm định kỹ.
Người mua dây tiêu không chỉ trong tỉnh mà đến từ các tỉnh như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Một số chủ vườn cho biết, khi cắt bán dây, cây tiêu đâm chồi mạnh, đẻ nhiều nhánh nên có nhiều trái. Việc bán dây tiêu giống đang “hái ra tiền” và cũng tạo ra nghề mới là cắt dây tiêu thuê với ngày công từ 300 - 400.000 đồng.
Gia đình ông Nguyễn Đình Việt, xã Hưng Phước (Bù Đốp) đã bán vườn tiêu gần 2 năm tuổi với giá 270 ngàn đồng/trụ và tư thương từ các tỉnh Tây Nguyên tìm đến Bình Phước mua dây tiêu giống và dùng ô tô để chở
Anh Nguyễn Xuân Hòe ở ấp 1, xã Phước Thiện (Bù Đốp) cũng kiếm ra tiền nhờ nghề cắt dây tiêu thuê
Giống tiêu ghép được bán trôi nổi trên thị trường ở Lộc Ninh, Bù Đốp. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân hãy cẩn trọng với giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.