Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Trong chuyến công tác Phú Thọ vừa qua, phóng viên có cơ hội được tận mắt chứng kiến những gốc bí sai trĩu quả leo kín các cây bóng mát.
Anh Hà Văn Phái (thôn Lạng, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) - một chủ hộ trồng nhiều gốc bí “khổng lồ” ở giữa rừng già Xuân Sơn (Vườn quốc gia Xuân Sơn) cho biết, giống bí trên rất kỳ lạ, chỉ ưa leo cây và không bón phân mới ra quả.
Nếu ai không biết bón nhiều phân là cây sẽ không những không ra quả mà còn chết ngay.
Giống bí lạ khổng lồ cho quả nặng trên dưới 10kg
...dài 20-40 cm.
Anh Phái cho biết thêm, năm nay nhà anh trồng 4 gốc bí từ đầu năm, cho leo các cây mít, bồng bồng, bưở...
Bí lớn rất nhanh và cho nhiều quả, trung bình mỗi gốc cho trên dưới 50 quả, mỗi quả dài 20-40 cm, nặng trên dưới 10kg/quả.
“Bí cho quả ăn rất mát và ngọt, gia đình tôi không bán mà thường dùng để ăn thay rau, hoa quả.
Nhiều hôm đi làm nương về mệt, bổ bí ra ăn là hết mệt ngay” - anh Phái hồ hởi khoe.
Giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường ở xã Xuân Sơn trồng bằng cách cho leo các cây bóng mát.
Lý giải về nguồn gốc giống bí lạ khổng lồ này, bà Hà Thị Ăm (70 tuổi) cho biết:
“Không rõ bí có từ bao giờ, khi sinh ra đã thấy mọc leo các cây trong rừng và cho nhiều quả, dân bản ăn thấy mát, ngọt nên mang về trồng, đến giờ nhà ai cũng trồng nhiều”.
Ông Bàn Văn Lâm – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn cho biết: Loài bí xanh lớn này được người dân trong và ngoài xã trồng khá phổ biến, phần lớn bà con dùng để ăn thay cho rau, hoa quả chứ ít bán ra ngoài.
Các quả bí ra sai nặng trĩu các cây bóng mát.
“Dù quả rất to, dài nhưng núm rất dai, chắc không bao giờ đứt được đâu” – anh Phái chia sẻ.
Các phần như dây, ngọn, hoa bí rất giống với giống bí thường.
Do quả bí to, mỏng vỏ nên việc thu hoạch khá khó khăn, cần phải có người khỏe mới hái nổi
Bên trong quả bí khá đặc ruột, ruột trắng thơm, ăn rất ngọt.
Khi bí chín, bà con dân tộc Mường lại thu hoạch đem để gần bếp, nhằm giúp cho bí bảo quản được lâu, vừa dùng làm thức ăn hàng ngày và làm giống cho vụ sau.
Các dây bí khổng lồ leo cây bóng mát thả quả xuống bên mái nhà sàn người Mường nhìn rất đẹp mắt.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.

Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.

Sáng 25/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đi kiểm tra và làm việc với UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) về triển khai ứng dụng mô hình gieo mạ bằng khay tự động và cấy máy trên địa bàn.

Chỉ vài sào đất bãi bồi, nhưng qua bàn tay cần mẫn của ông, nó cũng đủ sức nuôi sống 4 người. Lý do là, rau, quả của ông không phải hạng xoàng, mà toàn hàng độc đáo nên dù giá bán có nhỉnh hơn, bạn hàng vẫn tranh nhau mua. Ông chính là Huỳnh Văn Khanh ngụ thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức).