Giới Thiệu Mô Hình Trình Diễn Kỹ Thuật Chế Biến Tôm Paramay

Sáng 4/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty TNHH thủy sản Vũ Linh hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến tôm Paramay xuất khẩu.
Mô hình trình diễn tôm Paramay được triển khai từ tháng 7 đến tháng 12/2014 theo Đề án Khuyến công quốc gia với tổng vốn đầu tư trên 45 tỷ đồng.
Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.
Sau hiệu quả của mô hình trình diễn kỹ thuật lần này, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện. Qua đó, các doanh nghiệp có thể hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/gioi-thieu-mo-hinh-trinh-dien-ky-thuat-che-bien-tom-paramay
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.

Sau bốn tháng nuôi, bình quân năng suất cá trê lai sẽ đạt 1,8-2 tấn/ao. Đặc biệt, với 4 ao nuôi rộng 2.000 m2, người chăn nuôi sẽ lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.