Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL trao giống lúa HG2 cho người dân trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân 2012 - 2013.
Buổi hội thảo thu hút hàng chục nông dân tham gia trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận và chọn lựa giống lúa thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, mùa vụ, cũng như thị trường tiêu thụ với các nhà khoa học trong tỉnh và Viện lúa ĐBSCL.
Sau khi tham quan thực tế ruộng lúa Thu đông được trồng khảo nghiệm với 15 loại giống chất lượng của hộ ông Trần Văn Nhường, ở ấp 3, xã Vị Đông do Viện lúa chuyển giao trước đó, đa số nông dân tham dự hội thảo đều quan tâm, chú ý đến những giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, đạo ôn nhưng có phẩm chất gạo dẻo, ngon cơm như HG2, thậm chí chống chịu với vùng đất nhiễm phèn, năng suất 7 - 9 tấn/ha như OM 6L, OM 7L…
Dịp này, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu và chuyển giao 18 kg lúa giống chất lượng cao gồm: OM 7L và HG 2 (OM 6161) cho bà con trồng thử nghiệm và tạo nguồn giống sản xuất cho gia đình. Nhất là chuyển giao 2 bộ giống (mỗi bộ trên 10 loại giống) với thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 95 ngày có khả năng thay thế giống IR 50404 để trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân tới.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tổng diện tích dưa hấu trên địa bàn huyện Bát Xát khoảng 60 ha. Trong đó, dưa hấu được trồng nhiều nhất ở các xã: Phìn Ngan (30 ha), Quang Kim (20 ha), diện tích còn lại được trồng rải rác ở các xã: Bản Qua, Cốc San, Toòng Sành. Năm nay, cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha, tổng sản lượng dưa hấu toàn huyện đạt khoảng 720 tấn.

Gần 1 tuần nay, giá các loại rau ăn lá, ăn quả bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai liên tục tăng thêm từ 3-5 ngàn đồng/kg. Ngày 17-6, rau ăn lá như: cải ngọt, cải xanh bán lẻ tại chợ là 10-12 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-4 ngàn đồng/kg; mùng tơi, rau dền, khổ qua, dưa leo có giá từ 9-10 ngàn đồng/kg, tăng 3 ngàn đồng/kg; bầu, bí xanh 14-16 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với cách đây gần 1 tuần.

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.