Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Vịt Thắng Lớn

Đến xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) hỏi thăm ông Mai Văn Thành ai cũng biết, vì nhiều năm trở lại đây, ông nổi tiếng nhờ tài chăn nuôi vịt, cá, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.
Cha mẹ 2 bên đều nghèo cho được 4,5 sào đất lúa cày cấy lấy lương thực nuôi con. Hai vợ chồng chịu khó làm đêm, làm ngày, hết cấy lúa chuyển sang trồng ngô, khoai nhưng, mất mùa thường xuyên nên chả đủ ăn. Nếu cứ bám lấy ruộng đồng khó thoát được nghèo đói, ông Thành bàn với vợ mua vịt về nuôi bán thịt. Nhờ đồng vốn hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ nông dân xã Yên Thái, đầu năm 2000, ông Thành đầu tư mua được hơn 100 con vịt giống về nuôi.
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên nuôi lứa vịt nào ông cũng thành công, không bị dịch bệnh đe dọa. Đầu năm 2014 vừa qua, ông Thành tiếp tục đầu tư lớn, mua thêm hơn 1.000 vịt đẻ và 500 vịt thịt thương phẩm.
Ông Thành khoe: “Hiện đàn vịt đang sinh trưởng tốt, vịt đã cho trứng thường xuyên, với giá trứng hiện đang là 2.600 đồng/quả, tính ra tiền bán trứng mỗi ngày cũng bỏ túi gần 3 triệu đồng, cộng với việc thu bán vịt thịt và hơn 2 mẫu ao cá truyền thống vào cuối năm, trừ chi phí tôi cũng có gần 200 triệu đồng đấy”.
Ông Thành cho biết: “Trong thời nhiều dịch như hiện nay, người chăn nuôi phải được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật thì mới giúp đàn vật nuôi tránh dịch bệnh được. Như hộ nhà tôi đây, nói không sai chứ hàng chục năm nuôi gia cầm đến nay chưa lần nào bị dịch bệnh đe dọa đâu”. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông Thành cho hay: Trong chăn nuôi vịt và cá, khâu quyết định nhất vẫn là chọn giống tốt và phòng dịch bệnh. Nếu coi nhẹ 2 khâu đó coi như cầm chắc thất bại đấy.
Bà con muốn mua vịt, cá hay tư vấn kỹ thuật liên hệ với ông Mai Văn Thành qua số điện thoại: 01689320514.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.