Giàu từ trồng nấm

Đánh giá được khả năng phát triển nghề nấm, ông Vịnh mạnh dạn cải tạo hơn 100m2 khu chuồng trại chăn nuôi và công trình phụ cũ để làm nhà xưởng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ngay vụ đầu tiên, hơn 1.000 bịch nấm sò đã được trồng thành công cho thu hoạch hơn 800 kg nấm tươi. Với giá khoảng 30 nghìn đồng/kg, gia đình ông thu lãi hơn 15 triệu đồng. Nhưng rồi không ít lần hai vợ chồng phải bỏ cả nghìn bịch nấm hỏng mà không rõ nguyên nhân, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Không chịu đầu hàng, ông ra tận Viện Di truyền nông nghiệp Trung ương để tìm lời giải đáp.
Hiểu rằng không thể tự mày mò mà thành nghề được, ông lao vào tìm hiểu thông tin, kiến thức trên sách báo, in-tơ-nét. Nghe tin ở đâu có mô hình trồng nấm giỏi hai vợ chồng lại lặn lội đến tận nơi xin học hỏi. Mỗi chuyến đi trở về, ông lại vỡ lẽ ra nhiều điều để áp dụng trong thực tế sản xuất của gia đình mình.
Được Trung tâm Dạy nghề huyện hỗ trợ cho mượn lò hấp, vụ nấm 2012 - 2013, ông Vịnh chuyển từ nguyên liệu rơm sang mùn cưa để sản xuất quanh năm. Toàn bộ gia sản được đánh cược hết vào vụ nấm lần này cho nên hai vợ chồng ông không quản ngày đêm, vất vả dõi theo từng tiến triển của cây nấm. Không phụ công sức ấy, hai loại nấm chủ lực là nấm sò, mộc nhĩ đã thắng lớn: hơn 6.000 bịch nấm sò thu được 4,3 tấn nấm tươi và 1.000 bịch mộc nhĩ thu được gần 120 kg nấm khô thành phẩm, thu lãi gần 100 triệu đồng.
Năm 2014, gia đình ông sản xuất được gần 16 nghìn bịch nấm sò và hơn 1.000 bịch mộc nhĩ, linh chi. Ngoài sản xuất bịch để chăm sóc, thu hái, gia đình ông còn cung cấp bịch nấm đạt tiêu chuẩn bán phục vụ bà con. Đối với những hộ gia đình muốn học nghề, ông sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ con giống bước đầu. Tháng 10-2014, ông Vịnh thành lập hợp tác xã trồng nấm Đại Lai đặt trụ sở tại thôn Huề Đông với 10 thành viên, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục lao động nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ Đông năm 2014, cây ngô được trồng trên diện tích lớn và được coi là cây trồng chính; ngoài cây ngô và rau, đậu các loại còn được chính quyền và người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) quan tâm, chú trọng cả đến cây cải Xa-lát, loại cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).