Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu từ trồng nấm

Giàu từ trồng nấm
Ngày đăng: 20/06/2015

Đánh giá được khả năng phát triển nghề nấm, ông Vịnh mạnh dạn cải tạo hơn 100m2 khu chuồng trại chăn nuôi và công trình phụ cũ để làm nhà xưởng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ngay vụ đầu tiên, hơn 1.000 bịch nấm sò đã được trồng thành công cho thu hoạch hơn 800 kg nấm tươi. Với giá khoảng 30 nghìn đồng/kg, gia đình ông thu lãi hơn 15 triệu đồng. Nhưng rồi không ít lần hai vợ chồng phải bỏ cả nghìn bịch nấm hỏng mà không rõ nguyên nhân, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Không chịu đầu hàng, ông ra tận Viện Di truyền nông nghiệp Trung ương để tìm lời giải đáp.

Hiểu rằng không thể tự mày mò mà thành nghề được, ông lao vào tìm hiểu thông tin, kiến thức trên sách báo, in-tơ-nét. Nghe tin ở đâu có mô hình trồng nấm giỏi hai vợ chồng lại lặn lội đến tận nơi xin học hỏi. Mỗi chuyến đi trở về, ông lại vỡ lẽ ra nhiều điều để áp dụng trong thực tế sản xuất của gia đình mình.

Được Trung tâm Dạy nghề huyện hỗ trợ cho mượn lò hấp, vụ nấm 2012 - 2013, ông Vịnh chuyển từ nguyên liệu rơm sang mùn cưa để sản xuất quanh năm. Toàn bộ gia sản được đánh cược hết vào vụ nấm lần này cho nên hai vợ chồng ông không quản ngày đêm, vất vả dõi theo từng tiến triển của cây nấm. Không phụ công sức ấy, hai loại nấm chủ lực là nấm sò, mộc nhĩ đã thắng lớn: hơn 6.000 bịch nấm sò thu được 4,3 tấn nấm tươi và 1.000 bịch mộc nhĩ thu được gần 120 kg nấm khô thành phẩm, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Năm 2014, gia đình ông sản xuất được gần 16 nghìn bịch nấm sò và hơn 1.000 bịch mộc nhĩ, linh chi. Ngoài sản xuất bịch để chăm sóc, thu hái, gia đình ông còn cung cấp bịch nấm đạt tiêu chuẩn bán phục vụ bà con. Đối với những hộ gia đình muốn học nghề, ông sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ con giống bước đầu. Tháng 10-2014, ông Vịnh thành lập hợp tác xã trồng nấm Đại Lai đặt trụ sở tại thôn Huề Đông với 10 thành viên, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục lao động nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

25/08/2014
Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

25/08/2014
Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

25/08/2014
Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

25/08/2014
Thanh Lý Rừng Trồng Phòng Hộ Ở Núi Thành, Duy Xuyên Thanh Lý Rừng Trồng Phòng Hộ Ở Núi Thành, Duy Xuyên

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

25/08/2014