Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Nhờ Trồng Điều

Giàu Nhờ Trồng Điều
Ngày đăng: 07/01/2014

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Gặp chúng tôi trong căn nhà mới xây kiên cố, ông Huỳnh Linh Hải cởi mở kể về cái “duyên” gắn bó với cây điều vùng Bảy Núi. “Hòa bình lập lại, tôi và mọi người tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Thời gian đầu rất khó khăn, cả gia đình phải giữ vườn, cắt lúa mướn kiếm sống. Thời đó, dù vợ chồng làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ ăn, trong khi 5 đứa con ngày một lớn dần, nhu cầu học tập cũng tăng theo. Vì vậy, tôi quyết lòng khai thác tiềm năng từ mảnh đất của quê hương và nuôi con ăn học”.

Năm 1976, ông Hải bắt đầu khai thác đất ven chân núi để trồng rừng. Trong thời gian này, ông nhận thấy cây điều có khả năng thích ứng với thổ nhưỡng, lại ít tốn công chăm sóc. Đến năm 1983, ông Hải mạnh dạn trồng điều, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan.

Năm 1993, ông phối hợp với Chi cục Kiểm lâm An Giang trồng điều Ấn Độ, hằng năm, cung cấp hạt giống cho Hạt kiểm lâm Tịnh Biên và Tri Tôn để gieo ươm và cấp lại cho người trồng rừng, đáp ứng nhu cầu phục hồi cây điều vùng Bảy Núi. “Sở dĩ, hiện nay giống điều Ấn Độ được chuộng hơn là vì hạt to, dày cơm, khi bốc vỏ ra chất lượng tốt. Do vậy, giá lúc nào cũng nhích hơn điều bản địa vài nghìn đồng một ký” - ông Hải giải thích.

Hiện nay, gia đình ông Huỳnh Linh Hải trồng được khoảng 20 công điều Ấn Độ và hơn 40 công điều bản địa. Gần 40 năm gắn bó với cây điều, ông Hải cho biết, điều là loại cây dễ chăm sóc, mà lại mau thu hoạch. “Sau khi thu hoạch phải tỉa cành, tạo tán, quan trọng nhất là tránh để khô bông và sâu đục thân (hay còn gọi là bù xè)” - ông Hải chia sẻ kinh nghiệm. Với 1 công đất có thể trồng trên 30 cây, tỉ lệ hàng cách hàng 5m, cây cách cây 7m. Một cây điều trưởng thành cho năng suất từ 30kg – 40kg hạt, tính ra năng suất đạt từ 1,5 – 2 tấn/héc-ta. Sau khi thu hoạch, hạt điều được phơi khô cân cho thương lái với giá từ 13.000 – 15.000đồng/kg.

“Nhờ có cây điều, mà mấy chục năm qua, gia đình tôi có cái ăn cái mặc. Nó đã thấm vào máu thịt, tôi tự hào là giữ được vườn điều của gia đình” - ông Hải chia sẻ. Mấy năm gần đây, để tăng thu nhập và cải tạo vườn điều, ông trồng xen xoài Thanh Ca, xoài cát Hòa Lộc… Ông phấn khởi cho biết, ngoài thu nhập từ cây điều, các loài cây xen canh khác cũng cho thu nhập đáng kể. “Mỗi cây xoài cát Hòa Lộc trưởng thành cho năng suất từ 800 – 1.000kg, với giá mua tại vườn từ 13.000 – 15.000 đồng/kg, mỗi cây thu trên 10 triệu đồng” - ông Hải bộc bạch.

Thấu hiểu được sự nhọc nhằn của cha mẹ, các con ông Hải rất siêng năng học tập. Bốn người con đã tốt nghiệp đại học, lập gia đình và có việc làm ổn định. Ông tâm sự: “Hơn nửa đời người cố gắng, ước nguyện lớn nhất của tôi đã thành sự thật. Các con tôi đã trở thành những công dân có ích cho xã hội”.

Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú, cho biết, mỗi năm, ông Huỳnh Linh Hải thu nhập từ vườn đồi trên 500 triệu đồng, liên tục 10 năm liền đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, được Trung ương Hội Nông dân tặng Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân” và Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.


Có thể bạn quan tâm

Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

04/06/2015
Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tôm hùm giống, Trường Đại học Nha Trang đang triển khai đề tài: “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi vịnh Nha Trang”.

04/06/2015
Tập huấn xây dựng và thực hiện chứng nhận quốc tế cho nghề nuôi tôm tại Cà Mau Tập huấn xây dựng và thực hiện chứng nhận quốc tế cho nghề nuôi tôm tại Cà Mau

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và các đơn vị trong tỉnh có nhu cầu xây dựng chứng nhận quốc tế, ngày 1/6, Sở NN&PTNT Cà Mau phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan tổ chức khoá tập huấn xây dựng và thực hiện chứng nhận quốc tế nghề nuôi tôm tại Cà Mau cho các doanh nghiệp và các cán bộ đến từ các chi cục thuộc Sở NN&PTNT.

04/06/2015
Ngư dân Thuận Nam (Ninh Thuận) khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại Ngư dân Thuận Nam (Ninh Thuận) khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại

Trong tháng 5/2015, ngư dân huyện Thuận Nam vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

04/06/2015
Khánh Hòa khai thác hơn 43.100 tấn thủy sản Khánh Hòa khai thác hơn 43.100 tấn thủy sản

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, một số loại hải sản xuất hiện dày... nên ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác được hơn 43.100 tấn thủy sản, bằng 49% kế hoạch năm, trong đó khai thác cá ngừ đại đương mắt to, vây vàng được 1.702 tấn.

04/06/2015