Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ

Giàu Nhờ Nuôi Lợn Rừng, Chim Trĩ
Ngày đăng: 11/10/2014

Cải tạo đồi hoang thành trang trại chăn nuôi động vật hoang dã đã mang về cho Nguyễn Văn Giang (36 tuổi, ngụ thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nguồn thu nhập 700 triệu đồng trong năm 2013.

Trước khi là ông chủ trang trại rộng 3.000 m2 nuôi lợn rừng, chim trĩ đầu tiên ở địa phương, Nguyễn Văn Giang từng làm cán bộ địa chính tại UBND thị trấn Hương Canh, nhưng đã quyết định nghỉ việc đi tìm cơ hội riêng cho mình. Ban đầu, nhiều người cho là anh gàn dở.

Anh Giang kể lại mơ ước gây dựng trang trại khởi nguồn từ tủ sách cũ của vợ (tốt nghiệp ngành thú y chăn nuôi - ĐH Nông lâm Thái Nguyên nhưng không tìm được việc làm phải bỏ nghề đi làm công nhân). “Tiếc sách để chỏng chơ, mình lôi ra đọc, đến khi đọc hết tủ sách, không ngờ "nổi máu" muốn có trang trại chăn nuôi”, anh Giang nhớ lại.

Trang trại trù phú hiện tại được xây dựng từ khu đồi bỏ hoang, anh Giang sang nhượng lại của người dân địa phương. Khi ấy, người dân ở xã Trung Mỹ nở rộ phong trào nuôi nhím, anh Giang cũng đầu tư xây chuồng định nuôi. Nhưng do người nuôi nhím ngày một nhiều, anh sợ không bán được, nhất là khi giá nhím giống tăng cao. Vì thế, dù xót tiền, nhưng anh Giang đành dỡ bỏ công trình, cải tạo để chuyển qua nuôi lợn rừng.

Quyết định chọn nuôi lợn rừng nảy sinh khi anh Giang tình cờ xem bản tin về mô hình nuôi lợn rừng ở Hà Tĩnh trên truyền hình. Anh xách ba lô vào miền Trung xin tá túc ăn nghỉ nhiều tháng ở các trang trại để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Ngay ở lứa lợn rừng đầu tiên, anh Giang “thắng đậm” số tiền lãi thu về cả trăm triệu đồng.

Có thời điểm, đàn lợn rừng thương phẩm ở trang trại lên tới hàng trăm con. Thấy anh Giang nuôi lợn có lãi lớn, người dân địa phương bắt đầu tìm đến học nuôi theo. Nắm được cơ hội kinh doanh, anh Giang chủ động nuôi thêm lợn rừng sinh sản, cung cấp giống tại chỗ cho người dân địa phương và hiện giờ mở rộng ra thị trường các tỉnh phía bắc.

Thành công trong nuôi lợn rừng, anh Giang tiếp tục đưa thêm chim trĩ về nuôi trong trang trại. Hiện tại, khu chuồng nuôi chim trĩ sinh sản tạo ra nguồn thu nhập đều đặn cho ông chủ trẻ. “Giá chim thương phẩm bán tại vườn là 500.000 đồng/con, còn chim trĩ giống là 150.000 đồng/kg, trứng chưa kịp nở đã có người đặt mua con giống”, anh Giang hồ hởi "khoe" khi dẫn chúng tôi tham quan lò ấp trứng tự động.

Cũng theo anh Giang, lợn rừng và chim trĩ không khó nuôi, có sức chống chịu với khí hậu tự nhiên, ít bệnh tật và cho chất lượng thịt thơm ngon. Chỉ với 2 loại vật nuôi chủ lực này, năm 2013 anh Giang có nguồn thu khoảng 700 triệu đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Bịa Đặt Chuyện Ăn Cá Rô Đầu Vuông Bị Ung Thư Bịa Đặt Chuyện Ăn Cá Rô Đầu Vuông Bị Ung Thư

Mấy ngày qua, một số trang web đưa thông tin ở Tiền Giang rộ tin đồn ăn cá rô đầu vuông bị ung thư! Sau các tin đồn ăn sầu riêng, ăn bưởi, ăn cá kèo bị ung thư, đến lượt cá rô đầu vuông bị bôi xấu

23/04/2011
Đưa Ong Lánh Nạn Đưa Ong Lánh Nạn

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ - nơi tiêu thụ tới 85% lượng mật ong của VN - gặp khó do bị kiểm soát rất gắt gao chất trừ nấm carbendazim.

19/05/2012
Những Điều Cần Biết Để Nuôi Lươn Thành Công Những Điều Cần Biết Để Nuôi Lươn Thành Công

Mùa này, cả ở miền Nam và miền Bắc đều có thể tiến hành nuôi lươn. Chúng ta không lạ gì con lươn. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu không hết hoặc hiểu sai về nó

04/05/2011
Nỗi Lo Bệnh Lạ Gây Hại Cà Phê Ở Sơn La Nỗi Lo Bệnh Lạ Gây Hại Cà Phê Ở Sơn La

Hơn 3.000 ha cà phê ở tỉnh Sơn La đã bị nhiễm bệnh lạ: biểu hiện là cây bị chùn ngọn, ra ít hoa, đậu quả thấp, giảm năng suất. Bệnh được phát hiện cách đây 4 năm nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân phát sinh, chưa có thuốc phòng trừ; nông dân loay hoay tìm cách cứu vườn cà phê nhưng vẫn chưa có kết quả..

19/05/2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Có Hiệu Quả Tại Cà Mau Mô Hình Nuôi Cá Chình Có Hiệu Quả Tại Cà Mau

Vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức cho gần 50 nông dân các huyện, thị, thành phố và cán bộ kỹ thuật trong Tỉnh tham quan và học hỏi mô hình nuôi cá chình có hiệu quả của ông Nguyễn Ngọc Chính, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

07/05/2011