Giàu Có Từ Làm VAC

Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.
“Những năm trước, thu nhập của gia đình tôi chỉ trông vào mấy sào ruộng. Với mong muốn làm giàu trên chính quê hương mình, nhưng làm giàu bằng cách nào lại là câu hỏi lớn khiến tôi suy nghĩ. Năm 2003, Hội ND và xã có chính sách khuyến khích bà con phát triển kinh tế trang trại, tôi mạnh dạn đấu thầu 1,2ha đất hoang hóa của xã làm trang trại tổng hợp VAC”- ông Kiện nhớ lại.
Được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn, ông làm đơn và được Ngân hàng CSXH huyện Gia Viễn cho vay 25 triệu đồng. Có vốn, ông cải tạo khu đất, dành 0,5ha đào ao nuôi ba ba, thả cá. Tận dụng diện tích mặt nước, ông nuôi vịt đẻ và chăn nuôi ngan, gà với số lượng lên đến 1.000 con. Bên cạnh đó, ông còn nuôi thêm bò vỗ béo, trồng gần 1.000 cây gỗ keo, bạch đàn.
Năm 2005, dịch bệnh bùng phát, đàn vịt của ông lăn ra chết hàng loạt, bao nhiêu vốn liếng đầu tư mất trắng. Không nản, ông tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật do Hội ND huyện, xã tổ chức; đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào trang trại của mình.
Tâm sự bí quyết thành công, ông Kiện bộc bạch: “Trong chăn nuôi, cùng với áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thì phải kiên trì, bám trụ với nghề”.
Nhờ biết cách làm ăn, hiện nay gia đình ông đã có cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển bền vững. Đến nay, trang trại của ông có 5.000 con vịt đẻ, 1.000 con gà, ngan, 10 con bò vỗ béo, mỗi năm xuất bán hơn 1.000 con ba ba, 10 tấn cá. Trừ chi phí, mỗi năm ông bỏ túi gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có khoản thu đáng kể từ bán gỗ keo, bạch đàn.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm ăn của ông Kiện, liên hệ số điện thoại: 0169.726.5942.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.

Ngân sách tỉnh bỏ ra hơn 7 tỉ đồng, phải mất đến hai năm triển khai thực hiện ... Thế nhưng, khi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP cho quy trình nuôi cá tra chưa ráo mực, những nông dân ở Trà Vinh đã phải nói lời chia tay với dự án.

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo và ương tôm giống trong nhà kính của HTX kinh tế Xanh thuộc ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là một điển hình.

Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.