Giật Mình Đàn Gà Lông Màu Hường

Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.
Ngỡ là giống gà mới, tôi rón rén đến gần bấm hơn chục kiểu ảnh rồi lân la vào ngôi nhà cạnh đường. Chủ nhà là một chị người Dao cười bẽn lẽn: "Chụp gì mà nhiều vậy. Gà tui nhuộm chứ không phải màu lông tự nhiên đâu".
Hóa ra, con gà mái của chị bị bọ đỏ cắn. Theo cách xưa, chị tìm mua chai thuốc rồi nhộm từ đầu đến chân con gà. Riêng phần mặt con gà và đôi giò không nhuộm được nên vẫn còn màu đen rất đặc trưng của giống gà miền núi.
Nhuộm xong gà mẹ, còn một ít thuốc, bỏ thì tiếc nên chị gọi mấy đứa nhỏ bắt bầy gà con đến nhuộm tiếp. Chị kể: "Gà con nhiều quá, thuốc lại ít nên chỉ đủ để nhuộm đầu gà con thôi. Còn cái thân vẫn giữ nguyên màu lông của nó".
Đàn gà nhuộm nhà chị có sáu con, hàng ngày vẫn kiếm ăn bên đường. Nhà hàng xóm trông bầy gà vui mắt nên cũng mua thuốc về để nhuộm. Nhà làm sau tìm được nhiều thuốc hơn nên đàn gà con được nhuộm từ đầu đến chân, trông rất ngộ.
Chuyện hai nhà dân trong xã Thông Nguyên nhuộm lông đàn gà tưởng chỉ thu hút sự tò mò của khách qua đường, hóa ra không phải. Vào đến cuối xã, khi đã cách hai ngôi nhà có đàn gà nhuộm lông khoảng 12km, tình cờ nói chuyện với một người dân, người này cũng lấy làm thú vị: "Ngày xưa bà con vẫn chữa bọ đỏ cho gà theo kiểu ấy, nhưng sau này không thấy ai làm nữa. Lần này hai nhà đó nhuộm cả đàn, nhìn rất vui mắt".
Có thể bạn quan tâm

Theo Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường năm 2015 do Bộ Công Thương ban hành, lượng hạn ngạch đối với đường tinh luyện, đường thô là 81.000 tấn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang chú trọng phát triển cây dược liệu. Ấu tẩu cũng được xem là một loại dược liệu sẵn có ở địa phương. Trong đó, nơi trồng nhiều và chất lượng củ tốt phải kể đến xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ).

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25-30 kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

Giá liên tục tăng khiến phong trào trồng hồ tiêu đang diễn ra ồ ạt. Sự khan hiếm nguồn cung đã dẫn đến nạn trộm cắp dây tiêu giống, gây thiệt hại lớn cho các chủ vườn...

Năm 2010, anh Nguyễn Hữu Lợi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi vịt xiêm Pháp, rồi mạnh dạn mua 100 con vịt xiêm Pháp ở Trường Đại học Cần Thơ về và lai tạo với vịt xiêm giống ở miền Bắc, để nuôi thử nghiệm