Giáp Tết, Nông Dân Trồng Bưởi Da Xanh Phấn Khởi

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, giá bưởi da xanh tại Tiền Giang đang tăng, mang lại nguồn lợi khá cao cho nhà vườn, giúp bà con ổn định đời sống. Hiện nay, thương lái đến mua bưởi tại vườn giá từ 33.000 - 35.000 đồng/kg bưởi da xanh, tăng gần 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá trên, mỗi ha bưởi nhà vườn đạt doanh thu khoảng 500 triệu đồng.
Tại huyện Cai Lậy, chị Nguyễn Thị Chi, thương lái chuyên thu mua bưởi da xanh ở xã Tam Bình cho biết, do nhu cầu bưởi da xanh trong dịp tết rất lớn nên giá bưởi trong những ngày tới có thể còn tăng mạnh và đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Còn theo ông Trần Văn Sáu, cư ngụ tại xã Long Khánh, hiện anh canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh - là loại cây ăn trái khó trồng, khó chăm sóc, những năm gần đây lại thường bị sâu đục trái tấn công, nên nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn. Nhờ giá cao, đầu ra thuận lợi nên những nhà vườn giỏi thâm canh bưởi da xanh đều có thu nhập khá, kinh tế gia đình ổn định.
Tiền Giang hiện có trên 4.700 ha bưởi chủ yếu trồng giống bưởi da xanh, tập trung tại các huyện vùng ngập lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi năm tỉnh đạt sản lượng bưởi gần 78.000 tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.