Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn
Ngày đăng: 03/09/2015

Ông Huỳnh khoe trụ tiêu leo trên cây điều đạt 10kg/vụ

Thủy chung với cây điều

Theo gia đình vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1960, vùng đất đỏ bazan phì nhiêu, màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp của Bình Phước đã gắn bó với ông Huỳnh từ đó tới nay. Chọn huyện Bù Đăng để xây dựng cơ ngơi, chăm chỉ làm ăn, khai hoang, mua thêm đất mở rộng diện tích, đến nay gia đình ông có 4,5 ha đất trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. “Đầu những năm 1990 và khoảng 5 năm từ 2006 - 2011, thấy nhiều hộ khá lên nhờ cao su, vợ tôi bàn hay là chặt vài ha điều để trồng cây này nhưng tôi quyết định giữ lại vườn điều với niềm tin có ngày cây điều không phụ công mình.

Vài năm trở lại đây, giá mủ cao su liên tục tụt dốc thì giá hạt điều luôn giữ mức ổn định từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình mà sản lượng điều của gia đình tôi luôn đạt 3 - 3,5 tấn/ha. Với 3,5 ha điều, 1,5 ha cà phê, gia đình tôi có nguồn thu không nhỏ mỗi năm” - ông Huỳnh chia sẻ.

Muốn điều ra bông sớm, sau mỗi vụ thu hoạch, ông Huỳnh tỉa cành, bón phân để cây nhanh phục hồi; chặt bỏ những cành sâu bệnh để vườn cây thoáng, giúp ánh nắng phân bố đều trong vườn cây. Mỗi gốc điều ông bón ít nhất 50kg phân chuồng và 1kg hỗn hợp NPK, cứ như vậy sau mỗi năm tăng lượng phân vô cơ.

Đầu tháng 5 (dương lịch) bắt đầu có mưa, đất ẩm thì làm cỏ, bón phân lần một, cuối tháng 11 bón lần hai. Không chỉ cung cấp đủ lượng phân bón, nước tưới mà phải dựa vào thời tiết để xịt thuốc vào thời gian cây ra bông, đậu trái. Đó là những bí quyết để vườn điều của gia đình ông Huỳnh luôn đạt năng suất cao.

Xen canh không sợ mất mùa

Ông Huỳnh chọn 1,5 ha đất tốt, màu mỡ để trồng tiêu cho leo lên thân cây điều. 400 gốc tiêu trồng xen trong vườn điều và cà phê hiện đang cho thu hoạch 4 tạ/năm. Năm 2009, được Trung tâm Khuyến nông huyện hỗ trợ giống cây ca cao, ông Huỳnh xuống 600 gốc trồng xen dưới tán điều. “Ca cao là loại cây hay bị nấm bệnh, vốn đầu tư lớn nên phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trừ.

Năm thứ 4 bắt đầu thu hoạch rộ. Hiện đầu ra của ca cao rất ổn vì công ty luôn cử nhân viên đến tận vườn thu gom.

Tôi còn tự lên men, chế biến theo đơn đặt hàng của các công ty chuyên xuất khẩu ca cao ra nước ngoài. 600 gốc ca cao đang cho thu hoạch 1 tấn/năm. Với giá ca cao hiện nay là 52 ngàn đồng/kg, mỗi năm tôi thu về khoảng 50 triệu đồng” - ông Huỳnh cho biết.

Hiện 1,5 ha cà phê già cỗi, ông Huỳnh dự tính sẽ ghép chồi cải tạo vườn cà phê vào cuối năm nay.

Học tập kinh nghiệm nhiều nơi, đọc các loại sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, nghe đài, xem tivi... nhưng ông Huỳnh khẳng định: “Sách vở cũng chỉ hỗ trợ phần nào, quan trọng phải từ kinh nghiệm thực tế. Vườn cây nhà tôi luôn hạn chế tối đa lượng thuốc xịt cỏ, tôi chỉ phát thủ công. Lá và cỏ sau khi dọn để cách gốc chừng 2m nhằm chống rửa trôi và giữ lại chất hữu cơ. Không nên dọn vườn nhiều, đặc biệt luôn giữ lá rụng trong vườn để tạo độ ẩm cho đất”.

Để có lượng phân chuồng đủ bón cho cây, ông Huỳnh duy trì nuôi 20 heo nái và trên 100 heo thịt, mỗi năm xuất chuồng 35 - 40 tấn heo, thu về 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Phân heo thải ra, ông Huỳnh xây hầm bioga, tưới và bón cho cây. Bằng cách này giảm 70% phân hóa học, tiết kiệm chi phí 50 triệu đồng mỗi năm. Ông còn tận dụng 0,8 ha đất để đào ao thả cá.

Nhờ xen canh nuôi, trồng nhiều loại cây - con trên cùng đơn vị diện tích mà lão nông Nguyễn Văn Huỳnh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Gia đình ông đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 3 lao động thường xuyên với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Hai người con của ông đều đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.


Có thể bạn quan tâm

Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

01/12/2014
Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

04/07/2014
Cá Đồng Khan Hiếm Cá Đồng Khan Hiếm

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

04/07/2014
Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.

01/12/2014
Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản

Cùng với việc coi trọng công tác tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường các biện pháp cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định. Hiện tại, toàn tỉnh có 1.450 thuyền các loại hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và có 4.700 lao động làm nghề thủy sản.

04/07/2014