Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân
Ngày đăng: 11/06/2014

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Ngày 9/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố quyết định cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho các ngư dân thuộc Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.

Bước đầu, Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh có 112 hội viên. Trên cơ sở giấy phép này, các hội viên có thể khai thác trên toàn bộ vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên -Huế. Đặc biệt trong vùng biển ven bờ xã Vinh Thanh các ngư dân có thể bố trí ngư cụ cố định (khai thác cố định), khôi phục các chà rạm làm nơi trú ẩn tôm cá khai thác.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết, đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về giao quyền khai thác thủy sản ven bờ cho ngư dân. Theo đó, cộng đồng ngư dân và Nhà nước cùng phối hợp quản lý ngư trường.

Trước đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cũng đã cấp giấy phép khai thác thủy sản ven biển cho Chi hội nghề cá xã Quảng Công, huyện Quảng Điền. Chi hội nghề cá xã Quảng Công với hơn 290 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, được khai thác di động vùng biển ven bờ Thừa Thiên – Huế, trong đó có 13.780 ha khai thác thủy sản cố định trên vùng biển xã Quảng Công.

Được biết, ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cấp 41 giấy phép khai thác thủy sản cho 43 Chi hội nghề cá cơ sở.

Riêng về phía biển, đây là mô hình đầu tiên, trong đó diện tích được cấp phép vùng khai thác di động 228.000 ha, vùng khai thác cố định 5.550 ha.

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng ven biển cho các Chi hội nghề cá ở cơ sở sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển của mình.

Tham gia mô hình này, Chi hội nghề cá địa phương có trách nhiệm cùng với UBND xã, công an, đồn biên phòng chống khai thác hủy diệt, cụ thể là các tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cho biết đang xúc tiến nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm Trồng bưởi da xanh không dùng phân, thuốc hóa học, cho quả quanh năm

Rời TP Hồ Chí Minh khi đang có công việc ổn định, anh Nguyễn Văn Đảm đã lên Tây Nguyên tìm đất phù hợp để sản xuất bưởi da xanh theo hướng hữu cơ.

29/06/2020
Trồng hoa lan cắt cành lãi gấp 1,5 lần quất cảnh Trồng hoa lan cắt cành lãi gấp 1,5 lần quất cảnh

Trồng lan bán hoa cắt cành cho lợi nhuận cao gấp 1,5 lần thâm canh quất cảnh cùng diện tích.

01/07/2020
Nuôi gà đặc sản thu nhập cao Nuôi gà đặc sản thu nhập cao

Người dân ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đều ngưỡng mộ ông Nguyễn Văn Hùng, bởi ông đã nuôi thành công 2 giống gà quý hiếm.

02/07/2020
8X làm giàu từ xoài cát hồng 8X làm giàu từ xoài cát hồng

Anh Nguyễn Thanh Nhàn (34 tuổi), ngụ ấp 6, xã Vĩnh Trung, H.Vị Thủy, Hậu Giang, được xem là người đầu tiên đưa giống xoài cát hồng về trồng thành công ở xã này,

08/07/2020
Nữ tỷ phú từ nuôi cua đinh và ba ba Nữ tỷ phú từ nuôi cua đinh và ba ba

Đó chính là chị Trương Ánh Nguyệt, ở ấp Láng Hầm, xã Thạnh Xuân, huyên Châu Thành A (Hậu Giang) khi nuôi cua đinh và ba ba cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

09/07/2020