Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng

Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng
Ngày đăng: 18/07/2014

Số kênh kiên cố còn thấp

Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với  Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

Theo ông Phạm Văn Tuyền (Chi cục Thủy lợi Bình Thuận) cho biết: “Trong toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 210 công trình thủy lợi, gồm: hồ chứa, đập dâng, kênh nối mạng với tổng năng lực thiết kế tưới khoảng 60.480ha. Trong đó, dung tích các hồ chứa hơn 321 triệu m3 và dung tích ao bàu khoảng 20 triệu m3.

Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư phần đầu mối  kênh chính và kênh cấp 1, còn lại  kênh mương nội đồng chậm được đầu tư do nông dân thiếu nguồn vốn.

Đến nay các địa phương mới đầu tư trên diện tích được tưới 36.000ha (đạt 60% năng lực thiết kế), với tổng chiều dài kênh 1.969km. Nhưng kênh được gia cố chỉ chiếm 8% (158km), còn lại là kênh đất (1.811km). Đặc biệt là 2 huyện Hàm Tân và Đức Linh hiện chưa có kênh nội đồng được kiên cố hóa.

Với tỷ lệ kênh nội đồng được kiên cố hóa như  hiện nay cùng với hiện trạng nhiều tuyến kênh bị hư hỏng xuống cấp, lòng kênh bồi lắng giảm năng lực chuyển tải, lãng phí nguồn nước… chính là nguyên nhân dẫn đến việc phát huy hiệu quả tưới của các công trình thủy lợi còn thấp…”.

Nỗ lực hơn 

Cuối tháng 12/2010 UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, đến năm 2015 có 21 xã điểm và năm 2020 có 75 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí quan trọng và cần thiết là thủy lợi nội đồng.

Để đạt được tiêu chí này, các địa phương phải bảo đảm 2 yêu cầu: tỷ lệ kilomet kênh kiên cố hóa đối với các tuyến kênh đất do xã quản lý phải đạt tối thiểu 70% chiều dài kênh kiên cố hóa theo quy hoạch từng xã; hệ thống thủy lợi do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, phải bảo đảm phát huy trên 80% năng lực thiết kế...

Thực hiện kế hoạch này, thời gian qua nhiều địa phương đã nỗ lực vận động người dân đóng góp kinh phí để xây dựng kênh mương  trên từng cánh đồng. Nổi bật là huyện Hàm Thuận Bắc.

Năm 2013, nhân dân xã Hàm Trí  đã đóng góp 145 triệu đồng và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hỗ trợ 262 triệu đồng, 1.560 ngày công để kiên cố hóa 330m tuyến kênh Trại Lớn. Đầu năm 2014 người dân xã Thuận Minh tự nguyện đóng góp 50 triệu đồng để kiên cố hóa 200m đoạn kênh N11-5A tại khu Đá Bàn thôn Ku Kê.

Tại Bắc Bình đang triển khai thí điểm 8 khuôn tưới mẫu thuộc dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết với chiều dài kênh nội đồng 22,25km, trong đó 11,280km kênh bê tông, bê tông hóa kênh Lễ Mai – Bà Tưng dài 2,2km qua các xã Phan Thanh, Chợ Lầu, Hải Ninh.

Thực tiễn cho thấy kiên cố hóa kênh nội đồng không dễ dàng, nhưng đa số người dân đồng tình nên có nhiều trường hợp hiến đất để tuyến kênh đi qua; chủ động góp vốn để nâng cấp sửa chữa tuyến kênh bị xuống cấp, xói lở... Song, do quy mô kênh nội đồng phải đầu tư còn quá lớn, vì vậy các địa phương cần xác định: cần huy động tốt sức dân bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.


Có thể bạn quan tâm

Vấn Đề Ethoxyquin Trong Tôm Nuôi Của Việt Nam Vấn Đề Ethoxyquin Trong Tôm Nuôi Của Việt Nam

Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

15/03/2013
Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

16/03/2013
Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Chim Vây Vàng Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Chim Vây Vàng

Cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapore... Ở Việt Nam, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Những thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong thời gian qua đang mở ra nhiều triển vọng bổ sung loài cá chim vây vàng vào danh sách các loài cá biển nuôi ở Việt Nam.

16/03/2013
Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.

16/03/2013
Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung

Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.

16/03/2013