Giám Sát Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Sông Chà Và

Nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc cầu Chà Và
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trên chiều dài gần 4 km của sông Chà Và hiện có 115 hộ đang khai thác nuôi trồng thủy sản với 2.866 lồng chuẩn (6m x 6m). Chủ yếu nuôi các loại cá bớp, chẽm, mú, chim và hàu, cho hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù tỉnh đã có Bản đồ quy hoạch tổng thể khu nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nhưng khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ dân đều nuôi trồng tự phát, chưa theo quy hoạch.
Trong đó, có nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc hai bên cầu Chà Và. Khu vực nuôi trồng này cũng chưa giải quyết được vấn đề vệ sinh nguồn nước do các hộ dân xả thẳng nước thải sinh hoạt và rác thải là thức ăn thừa từ các lồng nuôi trồng ra sông.
Đoàn đã gặp gỡ các hộ dân nuôi trồng khu vực này, khảo sát quy trình nuôi, vận chuyển thức ăn cho cá và xuất sản phẩm đến các nậu vựa. Đồng thời ghi nhận các ý kiến phản hồi của các hộ dân về dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và những ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, đã có 94,5 ha diện tích tôm bị dịch bệnh, tăng 61,1 ha so với cùng kỳ và chiếm 5% diện tích tôm thả nuôi toàn tỉnh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 21,5 ha và bệnh do môi trường 73 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước.

Người chăn nuôi chưa kịp khôi phục lại đàn lợn do tin đồn về dịch tai xanh, bây giờ lại lao đao với thông tin về chất tạo nạc.

Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất

Tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.