Giám Sát Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Sông Chà Và

Nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc cầu Chà Và
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trên chiều dài gần 4 km của sông Chà Và hiện có 115 hộ đang khai thác nuôi trồng thủy sản với 2.866 lồng chuẩn (6m x 6m). Chủ yếu nuôi các loại cá bớp, chẽm, mú, chim và hàu, cho hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù tỉnh đã có Bản đồ quy hoạch tổng thể khu nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nhưng khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ dân đều nuôi trồng tự phát, chưa theo quy hoạch.
Trong đó, có nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc hai bên cầu Chà Và. Khu vực nuôi trồng này cũng chưa giải quyết được vấn đề vệ sinh nguồn nước do các hộ dân xả thẳng nước thải sinh hoạt và rác thải là thức ăn thừa từ các lồng nuôi trồng ra sông.
Đoàn đã gặp gỡ các hộ dân nuôi trồng khu vực này, khảo sát quy trình nuôi, vận chuyển thức ăn cho cá và xuất sản phẩm đến các nậu vựa. Đồng thời ghi nhận các ý kiến phản hồi của các hộ dân về dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và những ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ông Kiều Văn Cang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho biết: Trong vụ hè thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI).

“Để phát huy hiệu quả vốn ưu đãi, bên cạnh việc người vay phải có ý thức vươn lên, không thể thiếu những “cầu nối” đưa vốn đến đối tượng thụ hưởng”- bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quang Bình, Hà Giang, cho hay.

Những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng kỷ lục. Thương lái mua chanh không hạt với giá từ 35.000- 40.000 đ/kg, chanh núm giá từ 20.000- 22.000 đ/kg, tăng gần gấp đôi so tháng trước. Tại một số chợ, chanh bán lẻ giá từ 1.500- 2.000 đ/trái.

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.