Giám Sát Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Sông Chà Và

Nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc cầu Chà Và
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trên chiều dài gần 4 km của sông Chà Và hiện có 115 hộ đang khai thác nuôi trồng thủy sản với 2.866 lồng chuẩn (6m x 6m). Chủ yếu nuôi các loại cá bớp, chẽm, mú, chim và hàu, cho hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù tỉnh đã có Bản đồ quy hoạch tổng thể khu nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nhưng khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ dân đều nuôi trồng tự phát, chưa theo quy hoạch.
Trong đó, có nhiều hộ nuôi trồng lấn chiếm vùng hành lang an toàn dọc hai bên cầu Chà Và. Khu vực nuôi trồng này cũng chưa giải quyết được vấn đề vệ sinh nguồn nước do các hộ dân xả thẳng nước thải sinh hoạt và rác thải là thức ăn thừa từ các lồng nuôi trồng ra sông.
Đoàn đã gặp gỡ các hộ dân nuôi trồng khu vực này, khảo sát quy trình nuôi, vận chuyển thức ăn cho cá và xuất sản phẩm đến các nậu vựa. Đồng thời ghi nhận các ý kiến phản hồi của các hộ dân về dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và những ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.