Giảm nghèo nhờ xây dựng nông thôn mới

Chị Trần Thị Vẻ, ở ấp 9, xã Vị Trung, nuôi cá vào mùa lũ để kiếm thêm thu nhập.
Là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã lân cận trên địa bàn huyện, vì thế công tác giảm nghèo luôn được xã quan tâm, triển khai thực hiện.
Để thực hiện được tiêu chí về hộ nghèo, xã đã giao chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể đưa việc giảm nghèo vào tiêu chí thi đua.
Hàng tuần, Ban quản lý xã, Ban phát triển ấp cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động, hướng dẫn giúp đỡ đoàn viên, hội viên của mình vươn lên thoát nghèo.
Qua những phong trào hoạt động của các tổ chức trên, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kết quả cho thấy, sau hơn 4 năm thực hiện, đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7,3%.
Ông Trần Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Trung, cho biết: “Chúng tôi xác định để xây dựng NTM thì cần phải phát huy nội lực trong nhân dân, mà khi người dân không còn nghèo thì huy động sức dân cho các công trình NTM khác sẽ dễ dàng hơn.
Vì thế, khi bước vào xây dựng NTM, chúng tôi rất quan tâm chú trọng tiêu chí hộ nghèo.
Do tỷ lệ hộ nghèo khá cao nên công tác giảm nghèo luôn được địa phương nỗ lực thực hiện.
Đến nay đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung cho công tác giảm nghèo, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo để họ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào xây dựng NTM tại địa phương”.
Một trong những giải pháp quan trọng giúp địa phương giảm nghèo bền vững đó là ngoài việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xã còn phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo với xây dựng NTM.
Từ đó, tạo đà cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Gia đình chị Trần Thị Vẻ, ở ấp 9, xã Vị Trung, là một trong những hộ nghèo lâu năm của xã, do không có đất sản xuất nên cuộc sống luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau.
Thế nhưng, năm 2013, qua phong trào xây dựng NTM, ngoài công việc làm thuê của chồng, chị được vay vốn nuôi cá lóc trong vèo, để cải thiện thêm cuộc sống.
Sau gần 2 năm sản xuất, với ý chí nỗ lực của bản thân, gia đình chị Vẻ đã đăng ký thoát nghèo trong năm nay.
Chị Vẻ chia sẻ: “Nhờ Chương trình xây dựng NTM, gia đình tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền cũng như các tổ chức đoàn thể tại địa phương.
Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực để có thể vươn lên trong cuộc sống”.
Sau hơn 4 năm xây dựng NTM, trong năm 2014, xã đã đạt 10/19 tiêu chí như: quy hoạch, thủy lợi, điện, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh trật tự xã hội… Trong năm 2015 này, xã phấn đấu để hoàn thành thêm 4 tiêu chí nữa là: chợ nông thôn, thu nhập, hộ nghèo và y tế.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Trung, cho biết: Có thể khẳng định, qua hơn 4 năm thực hiện, diện mạo NTM xã đã có nhiều thay đổi.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Người dân trong xã ngày càng xác định rõ được vai trò trách nhiệm của cá nhân mình cần tham gia đóng góp xây dựng các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đây sẽ là điều kiện để địa phương hoàn thành 19/19 tiêu chí đạt chuẩn xã NTM theo kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn vừa thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh ký văn bản về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bởi vậy nhiều nhà vườn đang hy vọng một vụ mùa năng suất cao. Tuy nhiên, từ khoảng một tháng trở lại đây, nhiều nông dân khá lo lắng trước tình trạng cà phê liên tiếp bị rụng trái bởi bệnh nấm hồng.

Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tại xã Điệp Nông (Hưng Hà), mô hình này bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều nhà xuất khẩu. Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra không có vốn, không có nhà máy, hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.

Tin từ các hộ trồng bắp không có hạt, hoặc có nhưng thưa và rất ít tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Những hộ trồng giống bắp AG500 của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang do một đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã Châu Pha cung cấp trong vụ hè thu này sẽ được đơn vị cung ứng giống bắp bồi thường 1 triệu đồng/sào. Với mức bồi thường này, người trồng bắp đã được hỗ trợ một phần để tái sản xuất trong vụ tiếp theo.