Giảm nghèo nhờ xây dựng nông thôn mới

Chị Trần Thị Vẻ, ở ấp 9, xã Vị Trung, nuôi cá vào mùa lũ để kiếm thêm thu nhập.
Là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã lân cận trên địa bàn huyện, vì thế công tác giảm nghèo luôn được xã quan tâm, triển khai thực hiện.
Để thực hiện được tiêu chí về hộ nghèo, xã đã giao chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể đưa việc giảm nghèo vào tiêu chí thi đua.
Hàng tuần, Ban quản lý xã, Ban phát triển ấp cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động, hướng dẫn giúp đỡ đoàn viên, hội viên của mình vươn lên thoát nghèo.
Qua những phong trào hoạt động của các tổ chức trên, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kết quả cho thấy, sau hơn 4 năm thực hiện, đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7,3%.
Ông Trần Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Trung, cho biết: “Chúng tôi xác định để xây dựng NTM thì cần phải phát huy nội lực trong nhân dân, mà khi người dân không còn nghèo thì huy động sức dân cho các công trình NTM khác sẽ dễ dàng hơn.
Vì thế, khi bước vào xây dựng NTM, chúng tôi rất quan tâm chú trọng tiêu chí hộ nghèo.
Do tỷ lệ hộ nghèo khá cao nên công tác giảm nghèo luôn được địa phương nỗ lực thực hiện.
Đến nay đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung cho công tác giảm nghèo, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo để họ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào xây dựng NTM tại địa phương”.
Một trong những giải pháp quan trọng giúp địa phương giảm nghèo bền vững đó là ngoài việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xã còn phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo với xây dựng NTM.
Từ đó, tạo đà cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Gia đình chị Trần Thị Vẻ, ở ấp 9, xã Vị Trung, là một trong những hộ nghèo lâu năm của xã, do không có đất sản xuất nên cuộc sống luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau.
Thế nhưng, năm 2013, qua phong trào xây dựng NTM, ngoài công việc làm thuê của chồng, chị được vay vốn nuôi cá lóc trong vèo, để cải thiện thêm cuộc sống.
Sau gần 2 năm sản xuất, với ý chí nỗ lực của bản thân, gia đình chị Vẻ đã đăng ký thoát nghèo trong năm nay.
Chị Vẻ chia sẻ: “Nhờ Chương trình xây dựng NTM, gia đình tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền cũng như các tổ chức đoàn thể tại địa phương.
Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực để có thể vươn lên trong cuộc sống”.
Sau hơn 4 năm xây dựng NTM, trong năm 2014, xã đã đạt 10/19 tiêu chí như: quy hoạch, thủy lợi, điện, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh trật tự xã hội… Trong năm 2015 này, xã phấn đấu để hoàn thành thêm 4 tiêu chí nữa là: chợ nông thôn, thu nhập, hộ nghèo và y tế.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Trung, cho biết: Có thể khẳng định, qua hơn 4 năm thực hiện, diện mạo NTM xã đã có nhiều thay đổi.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Người dân trong xã ngày càng xác định rõ được vai trò trách nhiệm của cá nhân mình cần tham gia đóng góp xây dựng các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đây sẽ là điều kiện để địa phương hoàn thành 19/19 tiêu chí đạt chuẩn xã NTM theo kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).

Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.