Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang

Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang
Ngày đăng: 27/02/2014

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.

Theo ông Vũ, số liệu thống kê qua công tác quản lý đăng ký và cấp phép tàu cá thì hiện tỉnh Kiên Giang còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động với tổng công suất máy chính trên 1,7 triệu CV. Ngoài ra còn có hơn 2.000 tàu cá từ các tỉnh khác đăng ký hoạt động tại ngư trường Kiên Giang.

“Số lượng tàu cá hơn 12.700 tàu thực sự quá lớn so với diện tích ngư trường chỉ rộng 63.290 km2. Do đó, từ nhiều năm nay đội tàu đánh cá của Kiên Giang phải dạt ra vùng ngoài, thậm chí phải đi rất xa ra các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước mới có cá để đánh” – ông Vũ nói.

Còn ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) – thì cho hay hiện có tới khoảng 30% trong số 1.700 tàu đánh bắt xa bờ của địa phương không thể ra khơi do thiếu ngư phủ (từ địa phương gọi thuyền viên trên các tàu đánh cá - P/v).

Nguyên nhân, theo ông Ngữ, do hoạt động đánh bắt không còn hiệu quả, tiền lương sau mỗi chuyến biển thấp nên nhiều ngư phủ bỏ tàu lên bờ làm phụ hồ, bán vé số… để mưu sinh.

Thời điểm đầu năm 2013, sau mỗi chuyến đi biển kéo dài 30 ngày thì bình quân một ngư phủ thu nhập khoảng 5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Nhưng từ tháng bảy tới cuối năm 2013 gần như không còn tiền chia cho ngư phủ, nên anh em bỏ tàu.

Ông Vũ – cho biết thêm việc giảm số lượng tàu công suất nhỏ là phù hợp với quy luật tự nhiên, bởi mấy năm trước số tàu cá tăng chóng mặt. Có thời điểm mỗi tháng tỉnh Kiên Giang tăng thêm cả chục tàu công suất lớn.

Tỉnh cũng đã có định hướng giảm số lượng tàu đánh cá từ nay tới năm 2020 chỉ còn khoảng 6.000 chiếc là vừa. Trước mắt, chúng tôi đã ngưng cấp phép đóng mới cho tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV.


Có thể bạn quan tâm

Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

24/09/2014
Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

24/09/2014
Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

24/09/2014
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

24/09/2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

24/09/2014