Giảm Hơn 1.000 Tàu Cá Đánh Bắt Gần Bờ Ở Kiên Giang

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.
Theo ông Vũ, số liệu thống kê qua công tác quản lý đăng ký và cấp phép tàu cá thì hiện tỉnh Kiên Giang còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động với tổng công suất máy chính trên 1,7 triệu CV. Ngoài ra còn có hơn 2.000 tàu cá từ các tỉnh khác đăng ký hoạt động tại ngư trường Kiên Giang.
“Số lượng tàu cá hơn 12.700 tàu thực sự quá lớn so với diện tích ngư trường chỉ rộng 63.290 km2. Do đó, từ nhiều năm nay đội tàu đánh cá của Kiên Giang phải dạt ra vùng ngoài, thậm chí phải đi rất xa ra các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước mới có cá để đánh” – ông Vũ nói.
Còn ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) – thì cho hay hiện có tới khoảng 30% trong số 1.700 tàu đánh bắt xa bờ của địa phương không thể ra khơi do thiếu ngư phủ (từ địa phương gọi thuyền viên trên các tàu đánh cá - P/v).
Nguyên nhân, theo ông Ngữ, do hoạt động đánh bắt không còn hiệu quả, tiền lương sau mỗi chuyến biển thấp nên nhiều ngư phủ bỏ tàu lên bờ làm phụ hồ, bán vé số… để mưu sinh.
Thời điểm đầu năm 2013, sau mỗi chuyến đi biển kéo dài 30 ngày thì bình quân một ngư phủ thu nhập khoảng 5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Nhưng từ tháng bảy tới cuối năm 2013 gần như không còn tiền chia cho ngư phủ, nên anh em bỏ tàu.
Ông Vũ – cho biết thêm việc giảm số lượng tàu công suất nhỏ là phù hợp với quy luật tự nhiên, bởi mấy năm trước số tàu cá tăng chóng mặt. Có thời điểm mỗi tháng tỉnh Kiên Giang tăng thêm cả chục tàu công suất lớn.
Tỉnh cũng đã có định hướng giảm số lượng tàu đánh cá từ nay tới năm 2020 chỉ còn khoảng 6.000 chiếc là vừa. Trước mắt, chúng tôi đã ngưng cấp phép đóng mới cho tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV.
Có thể bạn quan tâm
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.

Với ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 17% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của gần 70% dân số như Quảng Ngãi thì việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.