Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, niên vụ 2013 – 2014 này, toàn tỉnh có 33.383 ha mía nguyên liệu.
Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.
Sản lượng mía toàn tỉnh vụ này đạt khoảng 2,17 triệu tấn, năng suất trung bình khoảng 65 tấn/ha. Năng suất mía ở Thanh Hóa những năm gần đây thấp hơn trung bình chung cả nước.
Vấn đề đặt ra là không nên mở rộng ồ ạt vùng nguyên liệu mía mà phải chú trọng thâm canh có trọng điểm để nâng cao năng suất mía. Mặt khác, việc mở rộng diện tích mía đang nảy sinh một số bất cập, như bố trí cơ cấu giống chưa thực sự hợp lý dẫn đến mía trổ bông nhiều, thu mua mía nguyên liệu chưa kịp thời...
Trên cơ sở rà soát, tính toán từ thực tế, niên vụ mía 2014 – 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng giảm diện tích mía xuống còn khoảng 30.000 ha. Những năm tiếp theo, diện tích mía cả tỉnh sẽ giảm dần còn khoảng 28.000 ha, được quy hoạch thành các vùng chuyên canh theo chiều sâu.
Đồng thời ngành nông nghiệp chỉ đạo phấn đấu đưa năng suất mía trung bình của niên vụ 2014 – 2015 lên 72 tấn/ha trở lên, riêng diện tích mía thâm canh đạt năng suất từ 100 tấn/ha trở lên. Theo đó, sản lượng mía nguyên liệu niên vụ tới phấn đấu đạt hơn 2,2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.

Trạm Giống gia súc Long Mỹ (TGGSLM - tại xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã chọn lọc, nhân giống và bảo tồn đàn giống vật nuôi gốc của tỉnh; tổ chức du nhập, nuôi khảo nghiệm, cung ứng các giống vật nuôi mới, năng suất cao, cùng với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Những ngày này, người dân ương cá tra giống ở 2 xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang khóc dở, mếu dở vì cá tra giống. Cá giống đã quá lứa nhưng bán giá rẻ cũng chẳng ai mua. Viễn cảnh phá sản, nợ nần chồng chất đang treo lơ lửng trên đầu người dân.

Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương vừa hỗ trợ cho nông dân xã Long Tân (Dầu Tiếng) thực hiện Dự án khuyến nông Trung ương “Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực hướng quy trình GAP”. Bước đầu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn 3 hộ ở ấp Bờ Cảng có đủ điều kiện về ao nuôi, nhân lực, kinh phí và tự nguyện cùng đầu tư làm điểm, với quy mô 10.000m2.