Giảm Chi Phí Sản Xuất 1 Triệu Đồng/vụ/công Với Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái

Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết thí điểm mô hình công nghệ sinh thái vụ Hè thu 2014 tại khu vực 7, phường IV.
Có 23 hộ dân tham gia mô hình với diện tích 28.6ha trồng lúa. Với sự hướng dẫn các kỹ sư, nông dân đã ứng dụng quy trình trồng các loại hoa trên bờ ruộng để thu hút các loại thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, nhện,... đến để tiêu diệt sâu rầy trên lúa, nhằm làm giảm số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, mô hình hướng dẫn, vận động nông dân thu gom bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng và bỏ đúng nơi quy định. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, bà con nông dân đã giảm được 1-2 lần phun xịt thuốc trừ sâu/vụ, giảm được chi phí trong sản xuất gần 1 triệu đồng/vụ/công; đồng thời cho năng suất bình quân cao hơn so với năng suất bình quân ruộng lúa ngoài mô hình.
Theo kế hoạch, vụ lúa Thu đông năm 2014, Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Vị Thanh tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình trên 50ha đất trồng lúa tại xã Vị Tân. Được biết, mục tiêu của mô hình nhằm thu hút và đa dạng hóa các loại thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sử dụng các biện pháp hóa học trên ruộng lúa, bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang nhân rộng mô hình trồng trúc đóm trong nhà lưới, trồng cau vàng xen vườn cây ăn trái để bán lá, đã thu về lợi nhuận ròng trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nếu không nhanh chóng có những giải pháp cho các vấn đề nội tại, ngành mía đường Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Hơn 1 tháng qua, nhiều hộ nuôi heo ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa, Phú Yên) lo lắng vì heo bị nhiễm bệnh sưng mắt, chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại.

Mới đây, sản phẩm xoài của Đồng Nai được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cấp phép cho XK vào thị trường này.

Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất cao.