Giảm Chi Phí Sản Xuất 1 Triệu Đồng/vụ/công Với Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái

Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết thí điểm mô hình công nghệ sinh thái vụ Hè thu 2014 tại khu vực 7, phường IV.
Có 23 hộ dân tham gia mô hình với diện tích 28.6ha trồng lúa. Với sự hướng dẫn các kỹ sư, nông dân đã ứng dụng quy trình trồng các loại hoa trên bờ ruộng để thu hút các loại thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, nhện,... đến để tiêu diệt sâu rầy trên lúa, nhằm làm giảm số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, mô hình hướng dẫn, vận động nông dân thu gom bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng và bỏ đúng nơi quy định. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, bà con nông dân đã giảm được 1-2 lần phun xịt thuốc trừ sâu/vụ, giảm được chi phí trong sản xuất gần 1 triệu đồng/vụ/công; đồng thời cho năng suất bình quân cao hơn so với năng suất bình quân ruộng lúa ngoài mô hình.
Theo kế hoạch, vụ lúa Thu đông năm 2014, Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Vị Thanh tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình trên 50ha đất trồng lúa tại xã Vị Tân. Được biết, mục tiêu của mô hình nhằm thu hút và đa dạng hóa các loại thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sử dụng các biện pháp hóa học trên ruộng lúa, bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 vừa qua trên địa bàn TP xảy ra nhiều cơn mưa đậm hạt, kéo dài gây ảnh hưởng gần 2.000 ha lúa TĐ trong giai đoạn trổ, chín bị đổ ngã.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, để phục vụ SX nông nghiệp quy mô lớn và giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân, tỉnh đã thành lập Trung tâm Cơ khí nông nghiệp Tháp Mười.

Sở NN-PTNT Nam Định đã phối hợp với Cty TNHH Cường Tân tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả trình diễn, SX thử giống lúa thuần chất lượng M1-NĐ trong vụ mùa 2015 tại xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu.

Không chỉ giải quyết được vấn đề chất thải, hầm biogas đã trở thành cứu cánh cho bà con xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La) về nhu cầu chất đốt.

Hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước được Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu cải tiến từ hệ thống tưới nước nhỏ giọt của Israel.