Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Sâu cuốn lá nhỏ là dịch hại thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Chúng gây hại bằng cách, sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu năng suất nghiêm trọng. Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:
Đợi thứ nhất: Thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỉ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, chồi mới để bù đắp những gì đã mất. Nhưng theo khuyến cáo tỉ lệ sâu ở mật độ cao bà con cần xịt thuốc để bảo vệ lúa.
Đợt sâu thứ hai thường xuất hiện trùng vào lúc lúa làm đòng, trổ bông, đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Hiện tại nhiều trà lúa đông xuân sớm tại Sóc Trăng bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, kết hợp với thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, có khả năng phát triển và gây hại mạnh trong thời gian tới.
Trong thực tiễn, nhiều nông dân sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc bốn đúng nên sâu dễ bị lờn thuốc, như phun thuốc chưa đúng giai đoạn (phun ngừa khi sâu chưa xuất hiện hoặc phun thuốc khi sâu đã quá già, tuổi 4-5), sử dụng thuốc tăng liều so với khuyến cáo, phun thuốc chưa đủ lượng nước,….dẫn đến sâu lờn thuốc.
Do chuyên canh, sản xuất ba vụ nên lúc nào cũng có nguồn thức ăn cho sâu cuốn lá phát triển, trên ruộng xuất hiện sâu gối lứa nên cũng rất khó chọn thời điểm phun thuốc đạt hiệu quả. Cùng với sự phát triển sâu cuốn lá, thì nhện gié cũng là đối tượng quan trọng bà con cần đề phòng, bởi chúng làm thiệt hại rất đáng kể khi lúa trổ.
Cơ thể của nhện rất nhỏ, trong suốt, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm cho cây lúa phát triển kém. Nếu mật số cao, nhện có thể leo lên hại bông, làm hạt lúa bị lép lửng. Những vết thương do nhện gây ra còn là cửa ngõ cho nhiều loài nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa.
Sulfaron có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh. Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, thuốc còn diệt được cả sâu đục thân và sâu đục bẹ, là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu cuốn lá, vì thế khi sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá, thì đồng thời cũng góp phần phòng trừ sâu đục thân, đục bẹ và nhện gié trong ruộng lúa.
Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá và nhện gié là những dịch hại nguy hiểm trên đồng ruộng chúng có thể gây thiệt hại lớn về năng suất. Thời tiết hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để dịch hại phát triển, nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp được khuyến cáo để bảo vệ lúa.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2515&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.

Năm nay được coi là năm thành công đối với những nông dân trồng ớt. Vào thời điểm thu hoạch vụ ớt Đông Xuân thì giá ớt luôn nằm từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg ớt tươi. Trừ chi phí thì mỗi công (1.000m2) ớt, người nông dân lời trên dưới 10 triệu đồng.

Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã Quang Lộc ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới. Nuôi chồn nhung là mô hình đang có triển vọng và đạt hiệu quả kinh tế cao người dân.

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.