Giải pháp nâng cao thu nhập

Trong đó, việc cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả được địa phương quan tâm thực hiện.
Những năm gần đây, chuyện người dân có thu nhập hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhờ trồng cây ăn trái không còn là chuyện hiếm ở xã Long Phú.
Việc chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng các loại cây ăn trái đã nhen nhóm trên địa bàn xã từ vài năm nay, nhưng từ khi Đề án 1.000 được triển khai thực hiện thì việc chuyển đổi ngày càng phát huy hiệu quả.
Ông Trần Văn Quận một trong những hộ đi đầu trong công tác cải tạo vườn tạp ở ấp Long Bình cho biết, cách đây 3 năm gia đình đã mạnh dạn bỏ tiền lên liếp, bơm sình để trồng cam.
Tuy mới thu hoạch đợt 1 trong vụ này nhưng 4 công cam xoàn 500 gốc của gia đình đã cho năng suất khoảng 1 tấn trái, bán cho thương lái với giá 22.000 đồng/kg. Nếu tính hết năng suất cam xoàn của cả vụ, gia đình ông lời hơn 50 triệu đồng.
Có thể thấy, nhờ đẩy mạnh thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nên đến thời điểm này, toàn bộ 27 ha vườn tạp, vườn kém hiệu quả ở ấp Long Bình 1 đã được chuyển đổi cây trồng mang giá trị kinh tế cao.
Ngoài các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi da xanh thì nông dân còn chủ động kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN trên địa bàn để trồng đu đủ và bắp rau.
Theo ông Hồ Tấn Được, trưởng ấp Long Bình 1, nhờ tận dụng được hết diện tích đất, vì thế mà đời sống của người dân khu vực này ngày càng khấm khá.
Ông Trần Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Long Phú, cho biết: “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng công tác nâng cao thu nhập của người dân. Trong đó cải tạo vườn tạp được xem là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian tới xã sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi và hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo người dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích SX”.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.