Giải Pháp Hiệu Quả Trong Chăn Nuôi

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).
Anh Nguyễn Bắc Chi, thôn 3, chủ trang trại diện tích 6.000m2, nuôi 15.000 con gà, chia sẻ: Năm 2012, được Trung tâm phát triển chăn nuôi TP hỗ trợ cung cấp chế phẩm sinh học, anh Chi mạnh dạn đầu tư, cải tạo chuồng trại và sử dụng đệm lót sinh học cho hầu hết diện tích chăn nuôi của gia đình. Từ khi sử dụng đệm lót sinh học, chuồng trại luôn khô thoáng, đảm bảo vệ sinh; đàn gà sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, hấp thu thức ăn tốt, những bệnh thường gặp không xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Lợi, thôn 5, một trong những hộ đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cho biết: "Chuồng nuôi của gia đình tôi thường xuyên có từ 60 - 70 con lợn, nuôi xen kẽ 3 - 4 lứa/năm, nhưng đã gần 2 năm mà chuồng nuôi không có mùi hôi thối như trước. Hơn nữa, gia đình tôi còn tiết kiệm được khoảng 50% chi phí lao động, tiền nước, tiền điện...".
Ông Nguyễn Huy Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Trại cho rằng: Sử dụng đệm lót sinh học là một phương pháp hữu ích, giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, tăng trọng lượng vật nuôi, giữ ấm tốt cho gia súc, gia cầm vào mùa đông. Đặc biệt, với phương pháp này, một lao động có thể nuôi với số lượng gia súc, gia cầm lớn mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Ông Nguyễn Đức Dần - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại cho biết: Xã Ba Trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung của TP nên việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết. Xã có 165 trang trại chăn nuôi tập trung, với 10 trang trại nuôi lợn, 155 trang trại nuôi gà, quy mô từ 5.000 - 20.000 con/trang trại.
Trước đây, do phát triển không theo quy hoạch, "mạnh ai nấy làm" nên tình trạng ô nhiễm môi trường đã có thời điểm ở mức báo động. Năm 2012, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học tại địa phương. Hiện, xã có trên 50% trang trại chăn nuôi sử dụng phương pháp này.
Để mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đạt hiệu quả và ngày một nhân rộng, xã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho bà con. Đồng thời, khuyến khích các trang trại xây dựng, quy hoạch không gian chăn nuôi, có cây xanh đảm bảo độ thông thoáng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của chính quyền và các cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã chủ động thực hiện tái đàn, làm tốt quy trình chăm sóc và đa dạng hóa các sản phẩm nên sản lượng, chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Đang làm thợ tại một xưởng cơ khí trong xã, có thu nhập ổn định, nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hào (27 tuổi), ở thôn Đốc Kỉnh, xã Cam Chính, (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) quyết định bỏ việc để mở trại nuôi thỏ. Nhờ cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Hào đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ. Đây là một mô hình làm kinh tế khá mới mẻ và sẽ mở ra một hướng làm kinh tế mới cho người dân trong vùng...

Mạnh dạn đưa cây rau chế biến vào sản xuất vụ đông năm 2014, vừa qua, nông dân xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch được hơn 30 tấn dưa chuột bao tử và đang thu hoạch những lứa ngô bao tử đầu tiên. Kết quả này khẳng định hai cây trồng trên phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sản xuất tại địa phương, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân vùng cao.

Các hộ trồng điều trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vừa cho biết, hiện giá điều đầu vụ đạt 26.500 đồng/kg, tức tăng 4.000 đồng so với thời điểm năm ngoái.