Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn

Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn
Ngày đăng: 02/11/2012

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp. 
Giá nghêu thương phẩm năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Điều đặc biệt quan trọng là đến thời điểm này, tại nhiều bãi nghêu giống ở Thừa Đức, Thới Thuận (Bình Đại), Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri), tỷ lệ nghêu con tự nhiên sinh sản thấp, có nơi không thấy nghêu con xuất hiện. Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm HTX thủy sản Rạng Đông cho biết, thông thường, từ tháng 4 đến tháng 8 âl, nghêu sinh sản nhưng năm nay tại các bãi nghêu giống không thấy xuất hiện nghêu con tự nhiên. Tại Bãi Ngao (xã An Thủy) - nơi có môi trường thuận lợi nhất để nghêu sinh sản, vẫn không thấy nghêu con xuất hiện. Ông Phan Văn Hùng - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thạnh Hải (xã Bảo Thuận) cho biết, do cồn mới nổi và vàm cống bể (đầu đường tắt - chốt biên phòng, giáp Tân Thủy - Bảo Thuận) chắn ngang làm thay đổi dòng chảy nên nghêu giống (bố mẹ) bị nguồn nước cuốn đi chỗ khác… 
HTX thủy sản Rạng Đông từ đầu năm đến nay, đã khai thác được 882,66 tấn nghêu, nhưng chủ yếu là nghêu trung sô - nghêu có kích cỡ từ 100 - 120 con/kg, bán cho thương lái (chủ yếu là thu mua về vỗ béo) chứ không có nghêu thương phẩm (nghêu có kích cỡ 60 - 80 con/kg). Các HTX thủy sản Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy chủ yếu khai thác nghêu thương phẩm nhưng sản lượng đạt thấp, có HTX từ đầu năm đến nay chỉ khai thác được một lần, sản lượng từ 20 - 100 tấn.

Vì thế, sau khi trừ chi phí, mức ăn chia chưa quá 300 ngàn đồng/xã viên. Để duy trì hoạt động của HTX, một số đơn vị phải cắt giảm chi tiêu (tiền lương của Ban quản lý) để chi cho các hoạt động bảo vệ sân bãi. Nguồn nghêu con kế thừa thật sự khan hiếm, nghêu thịt hiện có tại bãi chậm lớn, thời gian khai thác nghêu thương phẩm cũng kéo dài, từ một năm đến một năm rưỡi. Ông Nguyễn An Ri cho biết, tại HTX thủy sản Rạng Đông có bãi thì nghêu sinh trưởng rất nhanh, cũng có bãi nghêu chậm lớn.

Ông Liêu Văn Trắng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Thủy cho biết: Những năm trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên nghêu sinh sản nhiều, mật độ nghêu sống rất cao. Theo kinh nghiệm của bà con, biện pháp san thưa là để nghêu có đủ thức ăn, mau lớn, tỷ lệ hao hụt cũng thấp đi rất nhiều. Hai năm gần đây, nguồn nghêu con tự nhiên ngày càng ít đi, bà con không san thưa. Tại các bãi nghêu sinh sản, đất bị chai, chất phù sa ít, chính là nguyên nhân khiến nghêu nuôi chậm lớn. Nếu nghêu sinh trưởng tốt, mau lớn thì các khía của vỏ nghêu thưa và đều, còn nghêu chậm lớn thì các khía của nó rất nhặt, vỏ không bóng, thương lái chê… 
Theo nguồn tin từ nhiều HTX, nghêu thương phẩm không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến của tỉnh. Quyết định số 29, ngày 21-10-2010 của UBND tỉnh về qui hoạch khu bảo tồn vùng nghêu tại cửa sông Ba Lai đã cấm khai thác nhằm bảo vệ nguồn nghêu giống. Quyết định nêu còn chung chung, chưa giao nhiệm vụ cho đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý cụ thể, chưa có chế tài xử phạt nên trong thời gian qua, có trường hợp khai thác nghêu trái phép, nhưng bị xử lý nhẹ. Nếu không bảo tồn tốt vùng nghêu giống, con nghêu của tỉnh sẽ mất dần.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

08/04/2014
Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

08/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Xoài An Toàn Xã Định Yên (Đồng Tháp) Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Xoài An Toàn Xã Định Yên (Đồng Tháp)

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

08/04/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Và Cuộc Hành Trình Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Thanh Long Ruột Đỏ Và Cuộc Hành Trình Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

08/04/2014
Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới Tạo Nguồn Thu Nhập Ổn Định Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới Tạo Nguồn Thu Nhập Ổn Định

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.

08/04/2014