Giải Pháp Cho EMS

Thiết bị phát hiện sớm vi khuẩn gây ra Hội chứng tôm chết sớm (EMS) sẽ có mặt trên thị trường đầu năm 2014. Giáo sư Don Lightner tại Đại học Arizona sắp đưa ra thị trường thiết bị phát hiện vi khuẩn gây EMS cho tôm nuôi, giúp người nuôi dễ dàng phát hiện tôm bệnh để kịp thời cách ly.
GS Lightner và cộng sự Linda Nunan đã nghiên cứu phương pháp kiểm tra nhanh dấu hiệu cho phép phát hiện sự khác biệt về gen của vi khuẩn mang mầm bệnh và vi khuẩn không mang mầm bệnh. Phương pháp này sẽ xác định rõ tôm bệnh trong khi phương pháp hiện nay chỉ có thể xác định qua nghiên cứu mô. Phương pháp này vừa tốn thời gian vừa mất nhiều chi phí.
Đây sẽ là thiết bị kiểm tra EMS đầu tiên có mặt trên thị trường và thật sự cần thiết cho ngành tôm hiện nay. GS Lightner đang hợp tác với Tech Launch Arizona (TLA) và Phòng chuyển giao công nghệ của Đại học Arizona để có thể đưa công nghệ kiểm tra này xuống tới các trại nuôi sớm nhất có thể và hi vọng công nghệ này có thể phổ cập vào đầu năm 2014 này.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài mô hình trồng cói, ông còn kết hợp trồng mì (sắn), chuối và nuôi cá… cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Anh là một thanh niên được mệnh danh là “Tỷ phú cam sành” và là người vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc

Mô hình nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau), mang lại hiệu quả cao.

Bình bát là cây hoang dại, mọc đầy ở mé kinh, rạch miền Tây. Trái bình bát chín cây ăn được, nhưng bán chẳng ai mua. Tuy nhiên, ghép mãng cầu vào thân bình bát

Nhờ màu sắc lạ, bắt mắt và khó trồng nên trái khóm son (dứa đỏ) ở Long An luôn được thương lái tranh nhau đặt mua bán Tết.