Giá và sản lượng cùng giảm làm khó người trồng cà phê

Theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm.
Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Do sản lượng cà phê Việt Nam đang ở mức thấp, 8 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt 873.493 tấn với kim ngạch đạt 1,795 tỷ USD, giảm 29% về lượng và giảm 29,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, dự kiến lượng xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 1.168.816 tấn với kim ngạch đạt 2,455 tỷ USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Trên thị trường, giá cà phê lại xuống thấp nhất trong vòng mấy năm qua.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê hồi đầu vụ ở mức 41.000 đồng/kg và xuất khẩu bán giá FOB (HCM) ở mức trên 2.000 USD/ tấn, sau đó giá liên tục giảm, tuy có phục hồi nhưng không thể lên mạnh, hiện chỉ còn quanh 36.000 đồng/kg và giá xuất khẩu chưa đến 1.700 USD/tấn.
Mức giá trên đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng cà phê thua lỗ.
Một số nông dân đã quyết định chuyển sang trồng cây khác như tiêu, bơ, mắc ca, … Một số doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ thậm chí đã bỏ nghề kinh doanh cà phê.
Cũng theo nguồn tin từ Vicofa, thời tiết năm nay không thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê.
Bên cạnh đó, giá xuống thấp và chương trình tái canh cây cà phê già cỗi vẫn đang ở mức trì trệ nên niên vụ tới 2015/16 sản lượng không thể phục hồi, thậm chí có thể còn thấp hơn vụ này .
Có thể bạn quan tâm

Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.

Vợ chồng anh Huỳnh Tấn Phát ở thôn Khánh Giang là người đầu tiên ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) thực hiện mô hình nuôi heo "khép kín" trên cơ sở đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại và hầm biogas. Anh chị đã có nguồn thu đáng kể từ chăn nuôi vừa đảm bảo giữ sạch môi trường.

Hiện nay, trên địa bàn Dak Lak đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa với tổng số 200 lồng, chủ yếu tập trung tại một số hồ chứa lớn.