Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản 3 Tháng Đầu Năm Ở Quảng Nam Ước Đạt 20 Tỷ Đồng

Trong 3 tháng đầu năm 2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đánh bắt được 2.478 tấn thủy sản, bằng 99,1% so cùng kỳ và đạt 18,5% kế hoạch năm; Trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu khoảng 1.061 tấn.
Một số nghề khai thác đạt hiệu quả như lưới kéo đôi, lưới quét, lưới chuồn, nghề câu... Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt nhiều thành tựu khả quan, đến nay, toàn thành phố đã thả nuôi 70 ha, đạt 38,9% kế hoạch. Theo Phòng Kinh tế thành phố, 3 tháng đầu năm, ngành NTTS đã thu hoạch được 2 tấn sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành thủy sản 3 tháng đầu năm (theo định giá năm 1994) ước đạt 20 tỷ đồng, tăng 5,1 % so cùng kỳ và đạt 17,8% kế hoạch.
Để hướng dẫn các hộ nuôi về lịch thời vụ, kỹ thuật nuôi trong năm 2014, ngành thủy sản đã phối hợp với Chi cục NTTS Quảng Nam kiểm tra tình hình thả tôm trước lịch thời vụ trên địa bàn thành phố và tập huấn áp dụng VietGAP trong nuôi tôm, tổ chức tập huấn với hơn 150 người nuôi tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa bấp bênh, năng suất thấp, sang trồng các loại hoa màu mang hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các xã.

Lý giải giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh so với cùng kỳ, VPA cho hay, nguyên nhân chủ yếu là giá tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh, trung bình giá tiêu đen 6.885 USD một tấn, tăng khoảng 707 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tiêu trắng giá năm nay 9.716 USD, tăng 851 USD một tấn so với cùng kỳ.

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.