Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản 3 Tháng Đầu Năm Ở Quảng Nam Ước Đạt 20 Tỷ Đồng

Trong 3 tháng đầu năm 2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đánh bắt được 2.478 tấn thủy sản, bằng 99,1% so cùng kỳ và đạt 18,5% kế hoạch năm; Trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu khoảng 1.061 tấn.
Một số nghề khai thác đạt hiệu quả như lưới kéo đôi, lưới quét, lưới chuồn, nghề câu... Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt nhiều thành tựu khả quan, đến nay, toàn thành phố đã thả nuôi 70 ha, đạt 38,9% kế hoạch. Theo Phòng Kinh tế thành phố, 3 tháng đầu năm, ngành NTTS đã thu hoạch được 2 tấn sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành thủy sản 3 tháng đầu năm (theo định giá năm 1994) ước đạt 20 tỷ đồng, tăng 5,1 % so cùng kỳ và đạt 17,8% kế hoạch.
Để hướng dẫn các hộ nuôi về lịch thời vụ, kỹ thuật nuôi trong năm 2014, ngành thủy sản đã phối hợp với Chi cục NTTS Quảng Nam kiểm tra tình hình thả tôm trước lịch thời vụ trên địa bàn thành phố và tập huấn áp dụng VietGAP trong nuôi tôm, tổ chức tập huấn với hơn 150 người nuôi tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Hiện việc tiêu thụ rau an toàn (RAT) rất khó khăn do hệ thống bán lẻ chưa phát triển dẫn đến người tiêu dùng không phân biệt được RAT với các loại rau thường.

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.