Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Trái Cây Tăng Mạnh Ở Phú Yên

Giá Trái Cây Tăng Mạnh Ở Phú Yên
Ngày đăng: 02/04/2013

Hơn tuần nay, một số loại trái cây được bán trên thị trường Phú Yên với mức giá khá cao. Đây là lần tăng giá đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 của mặt hàng này.

Hiện giá một số loại trái cây được bán trên thị trường tăng từ 10 - 40% tùy loại. Cách đây không lâu, thanh long có giá 37.000 đồng/kg nhưng hiện đang ở mức 45.000 đồng/kg, vú sữa 45.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng), mãng cầu 60.000 đồng/kg (tăng 22.000 đồng), bưởi da xanh 48.000 đồng/kg (tăng 18.000 đồng), xoài cát Hòa Lộc 50.000 đồng/kg (tăng 12.000 đồng/kg)… Ngoài một số loại trái cây vẫn bán ở mức giá cũ thì các loại trái cây kể trên có giá bán cao là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Bà Lê Thị Mỹ Lan, ở phường 5 (TP Tuy Hòa) cho biết: “Đang bước vào đầu mùa khô, khí hậu oi bức, nhu cầu dùng trái cây của gia đình tôi cũng tăng. Không có cảm giác ngon miệng khi dùng cơm thường ngày, các thành viên trong gia đình đều muốn dùng trái cây nhiều hơn để thay thế và bổ sung lượng vitamin cần thiết. Nhưng giá trái cây hiện nay tăng quá cao. Muốn ăn trái cây, tôi phải bớt tiền mua những thứ khác”.

Giải thích nguyên nhân tăng giá, chị Nguyễn Thị Như, tiểu thương hàng trái cây chợ Tuy Hòa cho biết: “Thường sau Tết Nguyên đán thì các loại trái cây được chuộng trong những ngày tết như bưởi, mãng cầu, thanh long… thường tăng giá. Vì nhu cầu của người tiêu dùng cao trong dịp tết nên các nhà vườn đã hái trút cả cây để bán; hiện nay lượng trái cây còn lại là không nhiều, dẫn đến “hút hàng”. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh, nhà vườn phải chia nhau phân phối; giá bán tại gốc đã cao thì giá bán lẻ tăng theo là điều tất yếu”. Cũng theo nhiều tiểu thương ở chợ Tuy Hòa, trái cây bán được giá nhất là vào thời điểm đầu và cuối mùa. Hiện nay, một số loại trái cây vào thời kỳ cuối mùa hay bước vào giai đoạn đầu mùa có giá bán cao như vú sữa, nho xanh, mít… cũng là điều dễ hiểu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể; là nguồn thực phẩm không thể thiếu và có thể thay thế cho các loại lương thực khác. Vì thế, việc bảo đảm an toàn về chất lượng và nguồn gốc của trái cây là vấn đề đang được người tiêu dùng quan tâm. Với nhiều nguồn tin về trái cây không bảo đảm an toàn chất lượng, trái cây nhập… và thông qua các cuộc tuyên truyền, vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người tiêu dùng có xu hướng chuộng trái cây nội. Chính vì thế, trái cây trong nước đang chiếm được lòng tin của khách hàng và tiêu thụ mạnh trên thị trường.

Do đó, nếu là trái cây nội địa thì dù tăng giá nhưng người tiêu dùng vẫn chọn mua. Bà Lương Thị Hồng Thắm, ở phường 1 (TP Tuy Hòa) cho hay: “Biết giá trái cây đang tăng cao nhưng tôi vẫn mua; vì đây là thực phẩm cần thiết và tốt cho cơ thể, nhất là đối với người lớn tuổi như tôi. Tôi tin dùng trái cây trong nước, giá có đắt hơn đôi chút nhưng an toàn với người tiêu dùng và góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đang triển khai nắm bắt tình hình giá cả, hàng hóa; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua, giá cả các loại trái cây, thực phẩm của các tiểu thương và giao dịch tại các chợ đầu mối để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp tiểu thương tự ý tăng giá, góp phần bình ổn thị trường, chống tiêu cực trong kinh doanh, thương mại.


Có thể bạn quan tâm

Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014
Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

02/04/2014