Giá Trái Cây Đồng Loạt Giảm

Khoảng 10 ngày trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giá bán các loại trái cây chủ lực tại vườn đồng loạt giảm, bình quân giảm từ 2.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, tùy theo từng loại trái. Nguyên nhân chính là do cung vượt cầu, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhà vườn.
Giá bán thanh long giảm mạnh nhất, giảm từ 6.000 đồng đến 7.000 đồng một kg so với tháng trước. Hiện thương lái thu mua thanh long ruột trắng giá dao động từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng một kg. Mặc dù giá giảm, nhưng cũng rất khó bán do vào đợt thu hoạch thuận mùa, cung vượt cầu.
Kế đến là sầu riêng giảm từ 3.000 đồng đến 4.000 đồng một kg, hiện giá bán chỉ còn 18.000 đồng/kg. Mãng cầu xiêm giá từ 11.000 đồng đến 13.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng một kg. Xoài cát Hòa Lộc giá 28.000 đồng một kg, giảm từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg. Riêng giá khóm ổn định, dao động từ 2.700 đồng đến 3.100 đồng/kg.
Trong khi đó, do thời tiết bước vào mùa mưa, độ ẩm trong vườn cao nên xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh, dịch hại tấn công vườn cây như: tuyến trùng hại rễ, thán thư, đốm trắng,... Các nhà chuyên môn khuyến cáo nhà vườn chủ động áp dụng các biện pháp quản lý, phòng trừ dịch hại theo nguyên tắc "bốn đúng", nhằm ngăn chặn chúng lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.
Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.